Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Làm sao lấy lại được tiền từ công ty chứng khoán?

Làm sao lấy lại được tiền từ công ty chứng khoán?
 
Xem hình
Sáng nay, những nhà đầu tư chậm chân đến đóng tài khoản tại Công ty Chứng khoán SME (SMES) đều phải chấp nhận một giải pháp được đưa ra: chuyển chứng khoán sang tài khoản mới mở Công ty Chứng khoán GoldenBridge (GBVS), trong khi tiền mặt thì vẫn phải chờ!
Theo thông tin từ một khách hàng của SMES, dĩ nhiên việc lựa chọn mở tài khoản tại công ty chứng khoán nào là tùy ý, nhưng SMES khuyên khách hàng nên “chạy” qua GBVS. Một số thông tin hậu trường cũng đồn đoán về khả năng GBVS sẽ rót vốn vào SMES. Chính bộ phận môi giới của GBVS cũng trực tiếp đến ngồi tại văn phòng của SMES để hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thuận tiện.

Việc rút tiền mặt tại SMES lúc này là bất khả thi, ít nhất trong vòng vài ba tuần tới. Câu trả lời chung cho bất kỳ khách hàng nào muốn rút tiền là chờ đợi. Cũng theo nguồn tin trên, cách đây vài tuần, SMES còn cho phép rút một lượng nhỏ. Tuy nhiên, gần đây, bộ phận lưu ký của công ty đã trả lời thẳng: hết tiền mặt, khách hàng chỉ có thể rút tiền xếp hàng theo thứ tự trong vòng 2-3 tuần tới.

Việc một số công ty chứng khoán bị mất thanh khoản bây giờ không còn “nóng” nữa. Ngoài SMES cũng đã có thêm TAS bị cảnh cáo, dù chưa có thêm các thông tin liên quan đến mức độ nghiêm trọng về thanh khoản như SMES. Vấn đề còn lại là nhà đầu tư tiếp tục nắm đằng lưỡi trong các tình huống như thế này.

Rất đông các nhà đầu tư đều nghĩ rằng tiền gửi tại công ty chứng khoán là tiền của mình, và sẽ được đảm bảo an toàn dù công ty có mất thanh khoản. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng trong tình huống công ty chứng khoán “chơi đẹp”, không lạm dụng được tài khoản của khách hàng, hoặc có một cơ chế như tách bạch tài khoản đến tận gốc tại ngân hàng để công ty không đụng chạm được đến tiền mặt của khách. 

Rõ ràng số dư tiền mặt trên tài khoản vẫn báo đầy đủ, thậm chí vẫn giao dịch mua được nhưng khi chủ tài khoản đến rút tiền thì công ty lại không chi trả được. Tại sao tiền của mình lại “tuột” khỏi tay khổ chủ?

Câu trả lời là công ty chứng khoán đã “xào” tiền của khách hàng, quay vòng tiền cho mục đích khác. Phần lớn trường hợp là công ty sử dụng chính tiền của khách hàng này để cho khách hàng khác sử dụng qua hình thức đòn bẩy tài chính. Việc “xào” tiền này có thể gây rủi ro về thanh khoản cho bất kỳ công ty chứng khoán nào, dù lớn hay nhỏ nếu xảy ra ở cấp độ lớn. Dĩ nhiên mức độ rủi ro thường xuất hiện với các công ty nhỏ vì vòng quay không đủ nhanh.

Có hai tình trạng phổ biến lạm dụng tiền của khách hàng, là công ty cho một số khách VIP sử dụng đòn bẩy bằng chính tiền của khách hàng khác, và ứng trước trả tiền mua. Việc quản lý tài khoản tiền tổng tạo điều kiện thuận lợi cho mục đích này. 

Không phải trường hợp nào công ty chứng khoán cũng sử dụng vốn ngân hàng hay vốn tự có để cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính. Tổng tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn dễ lạm dụng nhất, dựa trên một tiền đề là tần suất mua, rút tiền của khách hàng ở một mức nào đó thấp hơn mức được lạm dụng. Mọi việc sẽ vẫn trôi chảy nếu vòng quay: lấy tiền của khách - hỗ trợ khách hàng khác - nhận tiền hoàn lại + phí diễn ra bình thường. Khi đó tiền của người này kịp quay vòng để bù cho tiền của người khác trong hệ thống.

Vì một lý do nào đó, vòng quay nói trên bị dừng lại, công ty sẽ lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản, phải bù đắp bằng nguồn nào đó. Chẳng hạn, đột nhiên khách hàng rút tiền nhiều hơn bình thường, trong khi dòng tiền thu về từ hoạt động hỗ trợ đòn bẩy chưa kịp trở lại; Hoặc, khách hàng đột ngột mua quá lớn vượt dự tính của công ty; Hoặc, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy mất khả năng hoàn lại tiền, hoặc hoàn tiền bị thiếu, nói nôm na là lỗ mà không bù được đòn bẩy.

Trường hợp phổ biến là khách hàng dùng đòn bẩy thua lỗ, chạy làng bỏ lại cục nợ cho công ty. Công ty vẫn có khoản thế chấp là chứng khoán, nhưng giá trị của khoản thế chấp đó nếu chuyển đổi thành tiền mặt lại không đủ để trả lại khoản tiền đã lạm dụng của khách hàng khác. Chứng khoán thế chấp có thể bị mất thanh khoản không bán được, hoặc bán được nhưng lỗ quá nhiều.

Điều nguy hiểm là rủi ro này không chỉ xuất hiện với công ty chứng khoán nhỏ mà là với mọi công ty chứng khoán nếu quản lý vốn không tốt, lạm dụng vốn quá độ. Chỉ có quy trình giám sát nội bộ và sự tuân thủ chuẩn mực đạo đức của các công ty mới kiểm soát được vấn đề này. Đáng tiếc là việc lạm dụng vốn của khách hàng đều xuất phát từ chủ trương của người quản lý công ty chứng khoán.

Một vấn đề nghiêm trọng nữa là khách hàng không được bảo vệ trong tình huống nói trên. Thật kỳ quái là tiền của mình mà mình không được sử dụng, trong khi phải cắn răng chịu đựng. SMES là ví dụ. Khách hàng không thể rút tiền của chính mình ra ngay lập tức mà phải chờ nhiều tuần. Ai sẽ gánh chịu rủi ro cơ hội của nhà đầu tư?

Các hợp đồng mở tài khoản đều quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, khách hàng có quyền rút tiền theo yêu cầu và công ty phải trả. Tranh chấp xảy ra trước tiên là được dàn xếp để hòa giải, sau đó sẽ đưa ra tòa nếu không hòa giải được. Điều đó có nghĩa là nếu nhà đầu tư không rút được tiền ngay, họ có thể kiện công ty vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế lại không đơn giản như vậy. Đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ vốn cỡ vài trăm triệu không thể tiến hành khởi kiện vì nhiều lý do, trong khi chính công ty cũng năn nỉ hết lời để khất lần.

Câu chuyện minh bạch và tách bạch tài khoản tiền gửi của khách hàng với công ty chứng khoán là câu chuyện đã kéo dài nhiều năm nay. Đa phần công ty chứng khoán chỉ dừng đến mức tách bạch tài khoản tổng, thậm chí nhiều công ty vẫn chưa đạt đến mức đó. Các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính của công ty chứng khoán mới quản lý đến khả năng sử dụng vốn của công ty chứ chưa khống chế được việc công ty lạm dụng tiền của khách hàng. Hiện trung tâm lưu ký cũng chỉ mới khống chế được khối lượng chứng khoán đến từng tài khoản, chứ chưa giám sát được tiền mặt của nhà đầu tư. 


Theo vneconomy

2.000 vé bay Hà Nội - Tp.HCM giá 10.000 đồng

2.000 vé bay Hà Nội - Tp.HCM giá 10.000 đồng

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Xem hình
Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJetAir) vừa công bố sẽ bán 2.000 vé máy bay chặng Hà Nội - Tp.HCM với giá 10.000 đồng/vé.
Chương trình khuyến mại đặc biệt này được VietJetAir được triển khai từ 8h đến 12h59 ngày 14/12, hoặc đến khi số lượng vé khuyến mại được bán hết (Ưu đãi cho sinh viên học kế toán). 

Vé khuyến mại được áp dụng cho các chuyến bay của hãng khởi hành trong thời gian từ ngày 25/12/2011 đến ngày 30/4/2012, trên chặng bay Hà Nội – Tp.HCM và ngược lại.

Tuy nhiên, chương trình chỉ áp dụng cho phương thức mua vé trên website www.vietjetair.com và thanh toán ngay bằng thẻ Visa hoặc Master Card.

VietJetAir là hãng hàng không hoạt động theo mô hình giá rẻ. Ngày 25/12, hãng sẽ thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên. Thời gian đầu, VietJetAir sẽ khai thác đường bay Hà Nội - Tp.HCM với tần suất 4 chuyến bay/ngày, sau đó sẽ tăng dần để đạt mục tiêu 14 chuyến bay/ngày.

Đầu năm 2012, hãng dự kiến sẽ khai thác đường bay Tp.HCM - Đà Nẵng. Từ quý 2/2012, VietJetAir sẽ thực hiện các chuyến bay nội địa đến các thành phố lớn khác của Việt Nam. 

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã trao chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (Aircraft Operator Certificate - AOC) cho VietJetAir. Như vậy, hãng hàng không này đã đạt được AOC ngay trước thời điểm đi vào khai thác. 

Trước đó, trong chương trình “VietJetAir tuần khuyến mại: vé máy bay chỉ từ 100.000 đồng” triển khai từ 5 - 11/12, hãng cho biết đã có 2.036 vé máy bay giá giá rẻ được bán ra.


Theo vneconomy

Phần mềm HTKK 3.0.2 Portable, phiên bản không cần cài đặt

Tổng Cục Thuế vửa ra mắt chương trình HTKK phiên bản 3.0.2 ngày 30/11/2011
Tôi update phiên bản Portable cho các anh chị
Link down HTKK 3.0.2 Portable tại đây

From hatuan.ldo@gdt.gov.vn
Đào tạo Kế toán Kimi sưu tầm
Hà Nội: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
TPHCM: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
Quản lý: (Mr. Sơn) 0914.64.3333

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Download HTKK 3.0.2 mới nhất

Download HTKK 3.0.2 mới nhất

Phần mềm HTKK 3.0.2 mới nhất nè

Chào các bạn học viên!
Các bạn tải phần mềm HTKK 3.0.2 tại đây nhé!
Các bạn tải Tài liệu hướng dẫn sử dụng HTKK 3.0.2 tại đây nhé!
Các bạn tải Bộ cài ứng dụng HTKK 2.5.5 – Update ti đây!
Lưu ý khi cài đặt: Người sử dụng chỉ cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK phiên bản 3.0.1 đã có trên máy tính trước khi thực hiện cài đặt ứng dụng HTKK 3.0.2 (không cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK 2.5.5 nếu trên máy tính trước đây đã cài đặt đồng thời 2 phiên bản 3.0.1 phục vụ kê khai tờ khai thuế theo mẫu của Thông tư 28 và phiên bản  2.5.5 phục vụ tra cứu tờ khai thuế theo mẫu biểu Thông tư 28)

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Khuyến học ngày 20/11

Chào các bạn học viên!

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Công ty Đào tạo Kế toán Kimi ưu đãi giảm giá 30%  học phí Khóa học Kế toán Tổng hợp (Học phí chỉ còn 1.150.000đ cho khóa học 20 buổi) dành cho các bạn Học viên là Sinh viên đăng ký đầu tiên trong ngày, giảm giá học phí 20% (học phí còn 1.350.000 đồng) cho bạn học viên là Sinh viên đăng ký thứ 2, bắt đầu từ ngày 07/11/2011 đến hết ngày 20/11/2011.
Lưu ý:
- Chương trình chỉ áp dụng dành cho các bạn Sinh viên
- Áp dụng tại chi nhánh Hà Nội
- Thời gian áp dụng: 07/11/2011 – 20/11/2011.
Mọi thông tin về Khóa học và chương trình khuyến mại tháng 11, xin vui lòng liên hệ:
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186 – 04.668.48883
Quản lý: Ms. Thủy - 0943.900.777
Tư vấn viên: 098.441.7791 – Ms. Nga / Mr.Tạo - 0943.900.200
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
Tel: 08.62798638
Quản lý: Mr. Sơn - 0914.64.3333
Tư vấn viên: Ms. Khánh Ly: 0907.434.726
Yahoo: kimitraining11 / kimitraining12 / kimitraining13
Kimi Training trân trọng giới thiệu!

Tải Unikey 4.0

Tải Unikey 4.0 Tại đây   Tải xuống máy!

UniKey hỗ trợ:

- Nhiều bảng tiếng Việt thông dụng:
  • Unicode tổ hợp và dựng sẵn
  • TCVN3 (ABC), BK HCM1, BK HCM2, Vietware-X, Vietware-F
  • VIQR, VNI, VPS, VISCII
  • Unicode encodings: UTF-8, NCR Decimal/Hexadecimal – dùng cho Web.
  • Windows 1258 code page (chuẩn tiếng Việt của Microsoft).
- 3 phương pháp gõ thông dụng nhất: TELEX, VNI và VIQR.
- Chuyển đổi giữa các bảng mã tiếng Việt.
- Tất cả các phiên bản Windows 32 bit: Windows 9x/ME, Windows NT/2000/XP.
- UniKey chỉ có kích thước nhỏ và không yêu cầu thêm bất cứ thư viện nào khác.
- UniKey có thể chạy mà không cần cài đặt.

DOWNLOAD UNIKEY 4.0 VỀ VÀ DÙNG LUÔN BẠN NHÉ

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Học Kế toán giáo trình chuẩn thực tế tại HN, TP HCM


Học Kế toán giáo trình chuẩn thực tế

Công ty Đào tạo Kế toán Kimi liên tục khai giảng khóa học Kế toán Tổng hợp.
Các bạn vui lòng gọi điện trước để đặt chỗ học nha: Click here to enlarge
Địa điểm học:
Hà Nội: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
TP.HCM: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM

Click here to enlarge
Click here to enlarge
Click here to enlarge

Học các bước làm Kế toán Thuế, Kế toán Tổng hợp trong một doanh nghiệp: Mở sổ sách, thiết lập chứng từ, định khoản đúng, vào sổ, lưu chứng từ, lập bảng lương, lập các Báo cáo Thuế hàng tháng, Báo cáo Thuế thu nhập quý, Báo cáo Tài chính và Quyết toán Thuế cuối năm, một cách nhanh nhất! Học các cách sửa chữa, điều chỉnh báo cáo. Học Quản lý Sổ sách bằng Kế toán Excel. Chỉ một khóa học Duy nhất: “Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp” tại Kimi Training
Các bạn vui lòng tham khảo chi tiết khóa học ở link sau nha:
Thực hành Kế toán Ghi sổ Tổng hợp
Thời gian học: 20 buổi. (cả thời gian học ghi sổ bằng tay + thực hành trên máy) Một tuần học 3 buổi, vào các ngày thứ 2.4.6 hoặc thứ 3.5.7
Học phí: 1.650.000 đồng/ khóa học
Liên hệ:
Công ty Đào tạo Kế toán thực hành Kimi
Hà Nội: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
TP.HCM: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
Tel: 04.6295 6186
Tư vấn viên: Mr. Tạo – 0943.900.200 - Ms. Nga - 098.441.7791
Email: kimitraining@gmail.com
Website: Đào tạo Kế toán tổng hợp / Trung tâm Đào tạo Kế toán
Sự thành thạo trong nghề nghiệp của các bạn là sự hạnh phúc của chúng tôi!

Khóa học Kế toán Tổng hợp

Khóa học Kế toán Tổng hợp tại Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
Khóa học dành cho:
-         Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chưa có kinh nghiệm;
-         Kế toán viên đang làm tại các Doanh nghiệp muốn nâng cao nghiệp vụ Kế toán Tổng hợp;
-         Các Giám đốc muốn học để quản lý công việc Kế toán trong Doanh nghiệp.
Nội dung khóa học:
- Ôn lại nghiệp vụ phát sinh
- Tính giá thành sản phẩm
- Kế toán Thuế: Tính Thuế, kê khai và nộp báo cáo Thuế, hạn chế một số lỗi sai khi làm BC Thuế, các cách sửa chữa, điều chỉnh, in báo cáo thuế;
- Trích nộp bảo Hiểm xã hội và các khoản trích theo lương
- Lập sổ sách chứng từ kế toán bằng tay, lập bctc bằng tay
- Lập BC Tài Chính, BC thuế trên máy
- Quản lý phần mềm kế toán Excel
Thời gian học: 20 buổi
Lịch học: – Sáng từ 9h – 11h               – Chiều từ 2h30 – 4h30               – Tối từ 6h30 – 8h30
Mọi thông tin xin liên hệ:
Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186 – 04.668.48883
Quản lý: Ms. Thủy - 0943.900.777
Tư vấn viên: 098.441.7791 – Ms. Nga / Mr.Tạo - 0943.900.200
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
Quản lý: Mr. Sơn - 0914.64.3333
Tư vấn viên: Ms. Khánh Ly: 0907.434.726  / Mr.Tạo - 0943.900.200
Yahoo: kimitraining11 / kimitraining12 / kimitraining13
Kimi Training trân trọng giới thiệu!
Một số hình ảnh lớp Kế toán Tổng hợp:
Kimi Training Cam kết mang đến cho bạn sự “Thành thạo để tiết kiệm thời gian”
Học Kế toán ở đâu, học ở Kimi Training

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Những đổi mới của phần mềm HTKK 3.0.1


 Những đổi mới của phần mềm HTKK 3.0.1

1. Định dạng in báo cáo sử dụng hoá đơn BC26 trên khổ giấy A4 - chỉ áp dụng cho người nộp thuế lập BC26 có mã vạch (thay cho BC26 khổ giấy A3 trong phiên bản 3.0 trước đây, do 1 số người nộp thuế phản ánh không có máy in khổ A3).
2. Tờ khai 01/GTGT: Mở rộng cột ký hiệu và số hoá đơn trên phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT cho phép nhập tối đa 20 ký tự.
3. Tờ khai 03/GTGT: Mở rộng các cột số liệu trên tờ khai cho phép nhập giá trị tối đa là 16 chữ số.
4. Tờ khai thuế Tài nguyên 01/TAIN: Định dạng lại cột sản lượng cho phép nhập số thập phân với 3 chữ số sau dấu phẩy (trước đây là số thập phân với 2 chữ số sau dấu phẩy).

Công ty Kế toán Kimi trân trọng giới thiệu!
Theo Danketoan.com

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Hỏi cách Kê khai điều chỉnh bổ sung trong HTKK 3.0 theo thông tư 28

Hỏi cách Kê khai điều chỉnh bổ sung trong HTKK 3.0 theo thông tư 28

Tôi có trường hợp ntn:
- Tháng 1/2011 có kê 02 Hoá đơn đầu vào, nhưng đến tháng 5/2011 lại kê thêm lần nữa.(Kê trùng HĐ đầu vào).
- Tháng 4/2011 kê HĐ đầu ra, không hiểu sao 03 hóa đơn cuối cùng ở cột doanh thu bán chưa thuế có giá trị, thuế suất 10%, nhưng cột thuế GTGT lại là 0.
Do sơ suất không kiểm tra lại nên đã nộp báo cáo thuế các tháng 1,4,5/2011 cho cơ quan thuế.
Vậy theo thông tư 28 thì tôi phải lập hồ sơ điều chỉnh như thế nào?
Xin cảm ơn!

====

Trả lời:

Tháng 1 bạn khai đúng => Không liên quan gì tới việc điều chỉnh, bổ sung.

Tháng 5 bạn khai trùng 02 số hóa đơn đầu vào của tháng 1 => bạn lập 01/KHBS cho tháng 5.
Tuy nhiên, để lập được 01/KHBS, trên kỳ khai thuế tháng 5 của bạn phải có 02 tờ khai 01/GTGT(bao gồm 01/GTGT đã nộp cho CQ Thuế bản sai & 01/GTGT bản mới-là bản đúng).
01/GTGT bản cũ của tháng 5 - phải khai lại hs khai thuế tháng 5- khai lại thì tick vào ô lần đầu .
01/GTGT bản mới của tháng 5 - bản điều chỉnh => tick vào ô khai bổ sung lần x...
Rồi thực hiện khai lại cho đúng.
Khi có 2 tờ khai này => số liệu được update qua 01/KHBS của tháng 5.
Sau khi thực hiện điều chỉnh.Nếu điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ nhưng ko phát sinh số thuế phải nộp => số liệu điều chỉnh được điền vào chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế GTGT của kỳ trước chỉ tiêu 37 trên 01/GTGT của tháng PHÁT HIỆN RA SAI SÓT.
Nếu sau khi điều chỉnh, có phát sinh số thuế phải nộp => nộp toàn bộ số tiền thuế ps tăng + số tiền phạt chậm nộp tiền thuế. ko phản ánh số VAT điều chỉnh lên 01/GTGT của tháng Phát Hiện Ra Sai Sót.
(Ko xét TH số VAT còn được khấu trừ- đơn vị đã xin hoàn thuế, đc hoàn thuế).

Tiếp nữa : Xử lý sai sót của tháng 4.
Bỏ sót 3 hóa đơn đầu ra ko kê khai hoặc kê khai nhưng VAT ko nhảy thì cũng thế.
Thực hiện kê khai điều chỉnh cho kỳ thuế tháng 4. Lập 01/KHBS.
Trước khi lập 01/KHBS cũng thao tác như TH của tháng 5 tôi đã hướng dẫn bên trên : PM phải tồn tại 02 tờ khai 01/GTGT mới(tờ khai theo số đúng) & cũ (tk đã nộp cho CQ Thuế).
Sau đó số liệu tự update qua 01/KHBS của tháng 4.

Sau khi điều chỉnh, nếu làm tăng số thuế phải nộp => nộp đủ số thuế ps tăng + phạt chậm nộp tiền thuế.
Nếu điều chỉnh giảm số thuế còn đc khấu trừ chỉ tiêu 43 trên 01/GTGT tháng 4 => số liệu điều chỉnh VAT được phản ánh trên 01/GTGT của tháng phát hiện ra sai sót- chỉ tiêu 38 : Điều chỉnh giảm VAT của các kỳ trước. 

Công ty Kế toán Kimi trân trọng giới thiệu
Theo Webketoan.vn

Tham khảo thêm Cách lập Báo cáo Thuế

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Một số chính sách thuế thu nhập mới theo Nghị quyết 08

Một số chính sách thuế thu nhập mới theo Nghị quyết 08 
Ngày 23/8 Bộ Tài chính cho biết cơ quan này vừa có Công văn 10790/BTC-CST gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu triển khai việc thực hiện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo Nghị quyết 08/2011/QH13 của Quốc hội.
Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cục thuế phối hợp với UBND các cấp, các tổ chức Đảng, đoàn thể tại địa phương đẩy mạnh vận động, tuyên truyền tới các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhà trọ, hộ, cá nhân chăm sóc, trông giữ trẻ, cung ứng suất ăn ca cho công nhân, người lao động, sinh viên… thực hiện việc giữ ổn định mức giá cho thuê nhà trọ, suất ăn ca, trông giữ trẻ em như với mức giá cuối năm 2010, triển khai tổ chức thực hiện giảm 50% mức thuế khoán kể từ ngày 1/8/2011.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu Cục Thuế thông báo cho các doanh nghiệp, hộ, cá nhân không thực hiện khấu trừ, chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp chi trả cổ tức cho cá nhân kể từ ngày 1/8/2011 (trừ cổ tức do các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng chi trả cho cá nhân). Từ tháng 8/2011, tạm khấu trừ theo tỷ lệ 0,05% đối với các giao dịch chứng khoán trên các sàn giao dịch, thay thế cho tỷ lệ 0,1% trước đây.
Từ tháng 8/2011 đến hết tháng 12/2011, tạm chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tạm chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với người hưởng lương và cá nhân kinh doanh có thu nhập tính thuế đến bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Bao gồm, cá nhân không có người phụ thuộc có thu nhập từ trên 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng. Cá nhân có 1 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 5,6 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng/tháng; cá nhân có 2 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 7,2 triệu đồng đến 12,2 triệu đồng/tháng…
Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và cá nhân, với thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức, cổ đông được miễn từ 1/8/2011 đến hết 31/12/2012, bao gồm cả cổ tức được chia cho năm 2012 nhưng thực hiện sau ngày 31/12/2012.
Tuy nhiên, thu nhập cổ tức này lại không bao gồm cổ tức được chia từ các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng. Thuế thu nhập cá nhân liên quan đến hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được giảm 50%.
Với các DN sẽ được giảm 30% thuế thu nhập DN năm 2011, trong đó căn cứ xác định là nhỏ và vừa theo tiêu chuẩn số vốn hoặc lao động theo quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP tại thời điểm 31/12/2010. Trường hợp DN thành lập mới năm 2011 thì sẽ căn cứ trên vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu hoặc tính theo số lao động bình quân trong năm, không quá 300 người đối với khu vực nông/lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; không quá 100 người đối với khu vực thương mại và dịch vụ…
Theo Kiemtoan.com.vn

Phần mềm hỗ trợ kê khai Thuế HTKK 3.0.1

PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI HTKK 3.0.1


Thông báo nâng cấp phần mềm HTKK v3.0.1 ngày 17.09.2011
.

Chào các bạn học viên!
- Các bt HTKK 3.0.1 ti đây hoti đây nhé!
- Các bn ti Tài liu hướng dn s dng HTKK 3.0.1 ti đây hoti đâynhé!
- Các bn ti B cài ng dng HTKK 2.5.5 – Update ti đây hoặc tại đây!
Lưu ý khi cài đặt HTKK 3.0.1: Người sử dụng cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK phiên bản 3.0 đã có trên máy tính trước khi thực hiện cài đặt ứng dụng HTKK 3.0.1 (không cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK 2.5.5 nếu trên máy tính trước đây đã cài đặt đồng thời 2 phiên bản 3.0 và 2.5.5)
TỔNG CỤC THUẾ THÔNG BÁO

Về việc nâng cấp phần mềm ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế phiên bản 3.0.1
Để hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân kê khai thuế đúng với quy định của chính sách thuế mới ban hành, Tổng cục Thuế đã nâng cấp phần mềm Hỗ trợ kê khai sử dụng công nghệ mã vạch phiên bản 3.0.1 đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ khai thuế Thu nhập cá nhân theo Thông tư 113/2011/TT-BTC ngày 04/08/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 và Thông tư số 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 và Công văn số 10790/BTC-CST ngày 12/8/2011 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội, nội dung cụ thể:
- Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 1.000.000 đồng/lần trở lên thì thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau: Áp dụng mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập trả cho các cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số).
- Từ tháng 8/2011 đến hết tháng 12/2012: Tạm khấu trừ theo tỷ lệ 0,05% đối với các giao dịch chứng khoán trên các sàn giao dịch (thay thế cho tỷ lệ 0,1% trước đây).
- Từ tháng 8/2011 đến hết tháng 12/2011: Tạm chưa khấu trừ thuế TNCN, tạm chưa thu thuế TNCN đối với người hưởng lương và cá nhân kinh doanh có mức thu nhập tính thuế đến bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của Luật thuế TNCN.
Ngoài ra, ứng dụng HTKK phiên bản 3.0.1 đã cập nhật một số nội dung về kỹ thuật:
- Định dạng in báo cáo sử dụng hoá đơn BC26 trên khổ giấy A4 – chỉ áp dụng cho người nộp thuế lập BC26 có mã vạch (thay cho BC26 khổ giấy A3 trong phiên bản 3.0 trước đây, do 1 số người nộp thuế phản ánh không có máy in khổ A3).
- Tờ khai 01/GTGT: Mở rộng cột ký hiệu và số hoá đơn trên phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT cho phép nhập tối đa 20 ký tự.
- Tờ khai 03/GTGT: Mở rộng các cột số liệu trên tờ khai cho phép nhập giá trị tối đa là 16 chữ số.
- Tờ khai thuế Tài nguyên 01/TAIN: Định dạng lại cột sản lượng cho phép nhập số thập phân với 3 chữ số sau dấu phẩy (trước đây là số thập phân với 2 chữ số sau dấu phẩy)
Bắt đầu từ kỳ tính thuế tháng 8/2011, khi kê khai và nộp tờ khai thuế Thu nhập cá nhân theo kỳ tính thuế tháng/quý có áp dụng công nghệ mã vạch, tổ chức cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các mẫu tờ khai TNCN tại phiên bản 3.0.1 thay cho phiên bản 3.0 trước đây. Đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế không phát sinh tờ khai thu nhập cá nhân, người nộp thuế vẫn có thể sử dụng phiên bản HTKK 3.0 để kê khai và nộp các tờ khai thuế khác cho cơ quan thuế.
Lưu ý khi cài đặt HTKK 3.0.1: Người sử dụng cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK phiên bản 3.0 đã có trên máy tính trước khi thực hiện cài đặt ứng dụng HTKK 3.0.1 (không cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK 2.5.5 nếu trên máy tính trước đây đã cài đặt đồng thời 2 phiên bản 3.0 và 2.5.5)
Tổ chức, cá nhân nộp thuế có thể tải thông tin liên quan đến phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế tại địa chỉ sau:
- Bộ cài ứng dụng HTKK phiên bản 3.0.1
- Bộ cài ứng dụng HTKK phiên bản 2.5.5_Update (đã thông báo cùng với phiên bản 3.0 trước đây).
- Tài liệu hướng dẫn cài đặt và hướng dẫn sử dụng ứng dụng HTKK 3.0.1
Hoặc tại website www.webketoan.vn; Hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế địa phương để được cung cấp và hỗ trợ trong quá trình cài đặt, sử dụng.
Mọi phản ánh, góp ý của tổ chức cá nhân nộp thuế được gửi đến Cục Thuế theo các số điện thoại, hộp thư điện tử của Tổ hỗ trợ NNT về ứng dụng HTKK mà Cục Thuế đã cung cấp.
Theo TCT
Trân trọng cảm ơn!

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Làm rõ hơn thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực 17

Nhằm tạo nên sự đơn giản hơn, dễ hiểu hơn cho những kế toán viên, cán bộ thuế khi giải quyết vấn đề liên quan này, trong giới hạn bài viết này Tác giả xin đi vào phân tích, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản theo quy định của Chuẩn mực và Thông tư hiện hành trên các khía cạnh sau: Những khái niệm cơ bản về thuế TNDN; Hạch toán thuế TNDN hiện hành; Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính riêng của Doanh nghiệp; Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
Thứ nhất, Những khái niệm cơ bản
- Thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hiện hành:
Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế trong năm hiện hành x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
  • Để phản ánh thuế TNDN hiện hành, kế toán sử dụng Tài khoản 3334 – Thuế TNDN, Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:
 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
  • Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
  • Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
  • Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, Thông tư quy định sử dụng Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:
 Tài sản thuế Thu nhập hoãn lại = Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng X Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
  • Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
  • Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng.
  • Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Thông tư kế toán sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
- Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.
Thứ hai, Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
1. Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: số tạm tính
              Có TK 3334- Thuế TNDN: số tạm tính
Khi thực nộp số thuế này:
          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
                   Có TK 111, 112...
2. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của khoản thuế TNDN các năm trước, Doanh nghiệp được hạch toán điều chỉnh số thuế tăng hoặc giảm của các năm trước này vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm phát hiện sai sót:
+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, kế toán ghi:
          Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung
                   Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung
Khi thực nộp số thuế này:
          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
                   Có TK 111, 112...
+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi:
          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
                   Có TK 8221 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
3. Cuối năm tài chính
- So sánh số đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toán phải nộp trong năm, kế toán ghi:
+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp
          Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần nộp bổ sung
                   Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần nộp bổ sung
Khi thực nộp số thuế này:
          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
                   Có TK 111, 112...
+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp
          Nợ TK 3334- Thuế TNDN: Chênh lệch giảm
                   Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Chênh lệch giảm
- So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có TK 8211 để kết chuyển chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ lớn hơn tổng số phát sinh bên Có
          Nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh
                   Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ nhỏ hơn tổng số phát sinh bên Có
          Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
                   Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh 
Thứ ba, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính riêng của Doanh nghiệp
- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Cuối năm tài chính, khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phải trả làm căn cứ xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế (từng Tài sản, từng Nợ phải trả, từng giao dịch).
+ Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” và các khoản do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại”
4. So sánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm.
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải  trả  phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
          Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Phần chênh lệch
                   Có TK 347 – Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả : Phần chênh lệch
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải  trả  phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
          Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phần chênh lệch
                   Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch
5. Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:
+ Nếu phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại
          Tăng Số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)
          Giảm Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
                   Tăng Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
+ Nếu phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại
          Giảm Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
                   Tăng Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
                   Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)
- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm: Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phỉa trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm (từng Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch)
+ Trường hợp, Doanh nghiệp không có khả năng chắc chắn sẽ có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm. Toàn bộ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được theo dõi riêng trên “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được kháu trừ chưa sử dụng” làm căn cứ xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các năm sau khi Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế thu nhập để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại này.
- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
6. So sánh Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm.
+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn phát sinh trong năm lớn hơn Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung phần chênh lệch nếu chắc chắn rằng trong tương lai Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại:
          Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng
                   Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng
+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn Tài sản thuế thu nhập hoàn lại trong năm, kế toán ghi:
          Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm
                   Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm
(7) Trường hợp Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:
+ Nếu điều chỉnh tăng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
          Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
                   Tăng số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
                   Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)
+ Nếu điều chỉnh giảm Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
          Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)
          Giảm số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
                   Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Thứ tư, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất
- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222”. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh do:
a) Cơ quan thuế chỉ đánh thuế đối với khoản thu nhập mà Doanh nghiệp được quyền nhận trong năm đã được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng
b) Doanh nghiệp ghi nhận phần sở hữu trong lợi nhuận hoặc lỗ trong Công ty con, công ty liên kết, Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo Phương pháp Vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
8. Nghiệp vụ kinh tế kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên Báo cáo tài chính hợp nhất
+ Nếu ghi tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con. Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
          Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
                   Tăng khoản mục “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
+ Nếu ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con. Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
          Giảm khoản mục “Thuế thu nhạp hoãn lại phải trả”
                   Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Tài sản thuế thu nhập hoãn.
+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời được kháu trừ phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222”. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh do:
a) Cơ quan thuế không cho phép khấu trừ khoản lỗ từ công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát vào thu nhập chịu thuế trong năm của Doanh nghiệp.
b) Doanh nhiệp được ghi nhận khoản lỗ là toàn bộ phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công ty con, công ty liên kết, vốn góp lien doanh trên Báo cáo tài chính hợp nhất
9. Kế toán nghiệp vụ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên Báo cáo tài chính hợp nhất
+ Nếu ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
          Tăng khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
                   Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
+ Nếu ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
          Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
                   Giảm khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
* “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”, “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”, “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, “Bảng xác định Tài sản thuế hoãn lại” đã được quy định rất cụ thể về mẫu biểu và phương pháp lập theo quy định của thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006.

Theo webketoan.vn
Thông tin lấy trực tiếp từ Kế toán.org
Thông tin thêm về khóa học Kế toán Tổng hợp tại Kimi Training

Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo:

+ Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
+ Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo:

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - Mẫu số 02:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10:

Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02
4. Giá vốn hàng bán - Mã số 11:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20:

Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11
6. Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
7. Chi phí tài chính - Mã số 22:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
Trong đó, Chi phí lãi vay - Mã số 23:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính".
8. Chi phí bán hàng - Mã số 24:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 "Chi phí bán hàng", đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 25:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đối ứng với Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30:

Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24 - Mã số 25
11. Thu nhập khác - Mã số 31:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
12. Chi phí khác - Mã số 32:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
13. Lợi nhuận khác - Mã số 40:

Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32
14. Tổng lợi nhuận trước thuế - Mã số 50:

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211.
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Mã số 52:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212.
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 60:

Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52)
18. Lãi trên cổ phiếu – Mã số 70:

Chỉ tiêu được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chuẩn mực số 30 “Lãi trên cổ phiếu”.

Nguồn: Kế toán.org
Đào tạo Kế toán Tổng hợp Kimi Sưu tầm
Tham khảo khóa học lập Báo cáo tài chính tại Kimi Training