Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Tải HTKK 2.5.4

Tải HTKK 2.5.4 tại link sau: http://kimi.com.vn/phan-mem-ho-tro-ke-khai-htkk-2-5-4.html

Tải nhanh HTKK 2.5.4 tại Kimi Training

Đào tạo Kế toán Kimi trân trọng giới thiệu với các bạn khóa học Kế toán Thực hành giáo trình nâng cao, bao gồm cả lập BCTC, Lập BC Thuế, giải trình thuế, đọc, kiểm tra và phân tích BCTC :)
Thời gian học là 12 buổi, học phí là 1.750.000 đồng
Liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO NGHỀ THỰC HÀNH KIMI
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội

Thông tư 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011

Thông tư 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011

Thông tư 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động trong các công ty, tổ chức không vượt quá 620.000 đồng/tháng

Ngày hiệu lực: 15/06/2011

Load thông tư tại đây

Chủ đề tương tự:
Hoc ke toan nang cao
Kế toán nâng cao


Thông tư 13/2011/TT-BLĐTBXH ngày 27/04/2011

Thông tư 13/2011/TT-BLĐTBXH ngày 27/04/2011

Thông tư 13/2011/TT-BLĐTBXH ngày 27/04/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 23/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011 và Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011 của Chính phủ

Load thông tư tại đây

Thông tin tham khảo:
- Luong toi thieu
- Hoc ke toan tong hop
- Hoc ke toan o dau
- Hoc Ke toan 

Thông tư số 52/2011/TT-BTC ngày 22/4/201

Thông tư số 52/2011/TT-BTC ngày 22/4/2011

Thông tư số 52/2011/TT-BTC ngày 22/4/2011 của Bộ tài chính Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011

Nội dung chi tiết văn bản xem tại đây

Load văn bản tại đây
Thông tin tham khảo:
- Luong toi thieu
- Hoc ke toan tong hop
- Hoc ke toan o dau
  

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Khóa học Kế toán cho người đi làm

Học Kế toán thực hành nâng cao - Khóa học Kế toán cho người đi làm 

Chào các bạn.
Bạn muốn nắm vững các bước làm Kế toán Thuế trong một doanh nghiệp;
Bạn muốn tự mình làm thành thạo Báo cáo Thuế, Báo cáo Tài chính một cách nhanh nhất;
Bạn muốn Đọc hiểu, phân tích Báo cáo Tài chính giống như một nhà Quản lý thực thụ;
Bạn muốn học cách giải trình các vấn đề về Thuế;
Khoá học “Kế toán Thực hành nâng cao“, do Kimi Training thiết kế và giảng dạy, chính là để dành cho những người như bạn.
Nội dung khóa học:
- Báo cáo Tài chính:
. Lập BCTC từ chứng từ thực tế;
. Đọc, Kiểm tra và Phân tích Báo cáo Tài chính.
- Học phần Thuế:
. Thuế GTGT;
. Thuế TNDN;
. Thuế Thu nhập cá nhân;
. Các loại Thuế khác;
. Lập BC Thuế
. Giải trình các vấn đề về Thuế.
Lịch học: Ca Tối từ 18h30 – 20h30
Thời gian học: 12 buổi
Học phí: 1.750.000VND/khoá.
Khóa học phù hợp với:
- Kế toán viên đã có Kinh nghiệm làm Kế toán Tổng hợp;
- Kế toán đang làm Kế toán chi tiết;
- Các Quản lý muốn học để quản lý Tài chính trong Doanh nghiệp;
Kimi Training Cam kết mang đến cho bạn sự “Thành thạo để tiết kiệm thời gian”
Các bạn hãy đến với Kimi Training để đảm bảo được học Kế toán nâng cao tốt nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO NGHỀ THỰC HÀNH KIMI
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186 –  04.6327 5961
Quản lý: Ms. Thủy - 0943.900.777
Tư vấn viên: Mr. Tạo – 0943.900.200 / Ms. Nga - 0984.417.791
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Email:  kimitraining@gmail.com
Website: http://kimi.com.vn / http://daotaoketoan.info
Kimi Training trân trọng giới thiệu!

Bài liên quan

Khóa học Kế toán Thuế nhanh tại Kimi Training

Học Kế toán Thuế  ở Kimi Training

Chào các bạn!
Để đáp ứng nhu cầu chỉ học Kế toán thuế của các bạn học viên, đồng thời giúp các bạn học viên nắm vững được kiến thức về Kế toán Thuế, Công ty Đào tạo Kế toán Kimi đã mở khóa học Kế toán Thuế dành cho các bạn quan tâm.
Chú ý: Khóa học Kế toán thuế thuộc học phần 2 của Khóa học Thực hành Kế toán Ghi sổ Tổng hợp, 25 buổi, học phí 1.450.000 đồng
Nội dung khóa học:
+ Lý thuyết về Thuế
+ Cách tính Thuế.
+ Hướng dẫn lập các báo cáo Thuế, BCTC trên phần mềm kê khai thuế HTKK 2.5.4 của Bộ Tài chính
+ Hạn chế một số lỗi sai khi làm BC Thuế, các cách sửa chữa, điều chỉnh, in báo cáo thuế;
+ Sau khóa học sẽ được mời tham dự 02 buổi học Đọc, kiểm tra, phân tích BCTC miễn phí (Khoảng 02 tháng sau khi kết thúc khóa học)
Kết thúc, Học viên đã trở nên thành thạo các công tác của một Kế toán Thuế, một nhà Tư vấn Thuế thông thái.
Thời gian: 6 buổi.  Học phí trọn gói: 590.000 đồng
Kimi Training Cam kết mang đến cho bạn sự “Thành thạo để tiết kiệm thời gian”
Các bạn hãy liên hệ với Kimi Training để đảm bảo được học Kế toán Thuế tốt nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO NGHỀ THỰC HÀNH KIMI
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186


Tư vấn viên: Mr. Tạo – 0943.900.200 / Ms. Nga - 0984.417.791

Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Email: kimitraining@gmail.com
Website: http://kimi.com.vn / http://daotaoketoan.info
Kimi Training trân trọng giới thiệu!

Thông tư 226: Chuẩn hoá “sức khoẻ” tài chính CTCK

Thông tư 226: Chuẩn hoá “sức khoẻ” tài chính CTCK

Đăng ngày: 22.01.2011 22:11
Xem hình

Với Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, vừa được Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/4 tới, "sức khoẻ" tài chính của các CTCK được chuẩn hoá thêm một bước.
Điểm đáng chú ý đầu tiên trong Thông tư là giúp các CTCK, công ty quản lý quỹ nhận diện rõ thế nào là vốn khả dụng. Theo đó, đây là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 90 ngày. Vốn khả dụng gồm các khoản: vốn đầu tư của chủ sở hữu, không bao gồm vốn cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có); thặng dư vốn cổ phần; quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ…  Việc tính tỷ lệ vốn khả dụng còn phải căn cứ vào các khoản giảm trừ, cũng như các khoản tăng thêm.

Quy định mới xác định rõ 3 giá trị rủi ro đối với các CTCK, công ty quản lý quỹ, đó là rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro thanh toán. Rủi ro hoạt động được xác định bằng 25% chi phí duy trì hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán trong vòng 12 tháng liền kề tính tới tháng gần nhất, hoặc 20% vốn pháp định, tùy thuộc vào giá trị nào lớn hơn. Trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động dưới một năm, thì rủi ro hoạt động được xác định bằng ba lần chi phí duy trì hoạt động bình quân hàng tháng tính từ thời điểm tổ chức kinh doanh chứng khoán đi vào hoạt động, hoặc 20% vốn pháp định, tùy thuộc vào giá trị nào lớn hơn… CTCK, công ty quản lý quỹ phải xác định giá trị rủi ro thị trường đối với các chứng khoán và các tài sản mà tổ chức kinh doanh chứng khoán đang nắm giữ khi kết thúc ngày giao dịch. Giá trị rủi ro thị trường được tính theo công thức: giá trị rủi ro thị trường = vị thế ròng × giá trị tài sản × hệ số rủi ro thị trường…  Kết thúc ngày giao dịch, CTCK, công ty quản lý quỹ cũng phải  xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các khoản mục: tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng; hợp đồng vay, mượn chứng khoán; hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán…

Khi tỷ lệ vốn khả dụng của các tổ chức kinh doanh chứng khoán dao động từ 120% - 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục sẽ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) ra quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát. Trường hợp tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120%..., thì sẽ bị đưa vào diện bị kiểm soát đặc biệt.

Thông tư xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo CTCK, công ty quản lý quỹ khi DN bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt. Theo đó, HĐQT, tổng giám đốc của các DN bị kiểm soát phải xây dựng và triển khai phương án khắc phục tình trạng các chỉ tiêu tài chính không an toàn. Đặc biệt, trong thời hạn bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán không được trả cổ tức cho các cổ đông, chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn; chia thưởng cho thành viên HĐQT, cũng như kế toán trưởng, nhân viên, những người có liên quan tới tổ chức kinh doanh chứng khoán… Các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký, thành viên lưu ký… có trách nhiệm cung cấp cho UBCK các thông tin về giao dịch, hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt trong tình trạng kiểm soát.

Khi Thông tư này có hiệu lực từ 1/4 tới, các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải định kỳ báo cáo UBCK các chỉ tiêu về vốn khả dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường… Một năm sau kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải chịu sự điều chỉnh theo các quy định về kiểm soát, kiểm soát đặc biệt và các biện pháp xử lý...

Theo ông Nguyễn Thành Long, Phó vụ trưởng Vụ quản lý các Công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán, UBCK, sắp tới, UBCK sẽ tổ chức tập huấn cho các CTCK, công ty quản lý quỹ để việc triển khai Thông tư được chuẩn xác, hiệu quả, nhằm tạo ra sự thay đổi về chất đối với "sức khoẻ" tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đây là cơ sở quan trọng để UBCK tổ chức triển khai các sản phẩm mới cho TTCK trong thời gian tới.    

(Theo tinnhanhchungkhoan.vn)
Bài liên quan:
- Thống Kê sổ sách kế toán năm 2011
- Học Kế toán giá rẻ



Giãn thuế một năm cho doanh nghiệp nhỏ

Giãn thuế một năm cho doanh nghiệp nhỏ

Đăng ngày: 31.03.2011 16:05
Xem hình

Chính phủ hôm qua đã đồng ý gia hạn nộp thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ trong vòng một năm, theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Theo đó, số thuế được gia hạn nộp là thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hằng quý và số thuế quyết toán cả năm 2011, bao gồm cả số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 chuyển sang.

Cụ thể, số thuế tính tạm nộp quý I/2011 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30/4/2012. Số thuế quý II/2011 được gia hạn nộp thuế chậm nhất 30/7/2012. Quý III được gia hạn chậm nhất 30/10/2012. Còn quý IV gia hạn chậm nhất 31/3/2013.
Hiện nay, doanh nghiệp được coi là vừa và nhỏ là những đơn vị sản xuất, kinh doanh động lập có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Doanh nghiệp có số nhân lực dưới 10 người gọi là siêu nhỏ. Còn doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực thì số thuế được giãn nộp, không bao gồm số thuế tính trên phần thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Ngoài ra, phần thu từ hoạt động kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu không thuộc diện hàng tiêu dùng không thiết yếu cũng không giãn thuế.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, số tiền dành cho đợt giãn thuế này vào khoảng 7.000 tỷ đồng. Số đơn vị nằm trong diện có thể được giãn thuế vào khoảng 200.000 trên tổng số 360.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại Việt Nam.

Hồi năm 2009 đối phó với lạm phát, khủng hoảng, Chính phủ cũng thực hiện việc giãn thuế thu nhập doanh nghiệp cho một số ngành hàng, dịch vụ. Tổng số thuế ước giãn cho cả đợt vào khoảng 10.000 tỷ đồng.

(Theo vnexpress.net)

Giãn thuế một năm cho doanh nghiệp nhỏ

Đã đọc: 640 lượt.Đăng ngày: 31.03.2011 16:05
Xem hình

Chính phủ hôm qua đã đồng ý gia hạn nộp thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ trong vòng một năm, theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Theo đó, số thuế được gia hạn nộp là thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hằng quý và số thuế quyết toán cả năm 2011, bao gồm cả số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 chuyển sang.

Cụ thể, số thuế tính tạm nộp quý I/2011 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30/4/2012. Số thuế quý II/2011 được gia hạn nộp thuế chậm nhất 30/7/2012. Quý III được gia hạn chậm nhất 30/10/2012. Còn quý IV gia hạn chậm nhất 31/3/2013.
Hiện nay, doanh nghiệp được coi là vừa và nhỏ là những đơn vị sản xuất, kinh doanh động lập có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Doanh nghiệp có số nhân lực dưới 10 người gọi là siêu nhỏ. Còn doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực thì số thuế được giãn nộp, không bao gồm số thuế tính trên phần thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Ngoài ra, phần thu từ hoạt động kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu không thuộc diện hàng tiêu dùng không thiết yếu cũng không giãn thuế.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, số tiền dành cho đợt giãn thuế này vào khoảng 7.000 tỷ đồng. Số đơn vị nằm trong diện có thể được giãn thuế vào khoảng 200.000 trên tổng số 360.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại Việt Nam.

Hồi năm 2009 đối phó với lạm phát, khủng hoảng, Chính phủ cũng thực hiện việc giãn thuế thu nhập doanh nghiệp cho một số ngành hàng, dịch vụ. Tổng số thuế ước giãn cho cả đợt vào khoảng 10.000 tỷ đồng.

(Theo vnexpress.net)
Chủ đề tương tự:
- Các khóa Học kế toán

Số liệu BCTC kiểm toán: Lỗ hổng khó lấp

Số liệu BCTC kiểm toán: Lỗ hổng khó lấp

Đăng ngày: 12.04.2011 18:48

Xem hình

Dù được coi là minh bạch, chuẩn mực nhất, nhưng trên thực tế, kết luận về sự chính xác thông tin trong báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán mà kiểm toán viên đưa ra lại dựa trên cơ sở chịu trách nhiệm của ban giám đốc DN về việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Vì vậy, vẫn có những lỗ hổng về tính chính xác trong các số liệu của BCTC kiểm toán. (Các khóa Học kế toán)
Thời gian gần đây, khi kết quả kinh doanh năm 2010 của các CTCK lần lượt được công bố, thì đã xuất hiện không ít lo ngại về sự thua lỗ, thậm chí mất vốn nặng nề của các công ty này. Nhưng có vẻ nghi ngại không chỉ dừng lại ở số lỗ đã được công bố, mà còn ở cả tính minh bạch, chính xác của chính những con số ấy.

Một chuyên gia chứng khoán, người làm việc lâu năm tại chính CTCK cho rằng, "với kinh nghiệm cá nhân của tôi thì hầu hết các báo cáo đó chưa cho thấy được tình trạng thực sự của các CTCK (ngoại trừ phần thuyết minh nói về danh mục cổ phiếu tự doanh thua lỗ theo Thông tư 162)".

Có hai lý do để bảo vệ quan điểm này, trước hết là tính chính xác của doanh số tự doanh. Trên thực tế, con số này có thể không được thể hiện chính xác trong BCTC, mà được "treo" ở những nơi khác (theo kiểu các tài khoản phụ A, B, C mà lâu nay dư luận vẫn đồn đại). Việc ẩn số liệu giúp CTCK không nhỏ trong việc tạm thời giấu được khoản lỗ, không cần phải trích lập dự phòng.

Nguyên nhân thứ hai liên quan đến những hoạt động "ngoài luồng" của CTCK, trong đó đáng kể nhất là việc cho NĐT đánh margin (cho NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính). Tình trạng một đội lái chứng khoán thua lỗ nặng không phải là điều gì đó xa lạ với công chúng đầu tư năm qua, khi thị trường chứng kiến đợt suy giảm kéo dài, nên việc CTCK dính nợ xấu với khách hàng âm tài khoản margin là điều khó tránh khỏi. Nhưng vì khoản này không được thể hiện công khai trong giấy tờ, tài liệu của DN, nên CTCK không trích lập dự phòng cho những khoản nợ xấu đó. Vì vậy, đơn vị kiểm toán không thể ép DN trích lập dự phòng ngay cả khi gần như mất trắng khoản cho vay margin. (Các khóa Học kế toán)

Đây mới chỉ là nhìn vào khối CTCK. Nhìn rộng ra, việc mập mờ trong hạch toán sổ sách, những gian lận trong lập giấy tờ kinh doanh… chính là nguyên nhân căn bản khiến không ít BCTC kiểm toán đã bị mất đi chính xác. Không chỉ Dược Viễn Đông, một DN ngành dược đang niêm yết trên TTCK Việt Nam, mà một số DN thuộc lĩnh vực sản xuất đầu tư cũng đang "dính" nghi vấn về khả năng làm giả số liệu trong BCTC. Chưa đủ chứng cứ để kết luận, nhưng không ít ý kiến cho rằng, con số kết quả kinh doanh vượt xa quy mô, hiệu quả hoạt động của DN và trong một vài trường hợp cụ thể rơi vào tình trạng không thể giải thích được lý do của việc siêu lợi nhuận ấy chính là lý do khiến NĐT nghi ngờ về khả năng gian lận số liệu trong BCTC.

(Các khóa Học kế toán) Thực tế, nếu không có ý kiến ngoại trừ, lưu ý, thì báo cáo kiểm toán của DN nào cũng có một nhận định chung theo mẫu: "Xét trên các khía cạnh trọng yếu, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của… tại ngày…, cũng như kết quả sản xuất - kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ của công ty cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan".

Phó giám đốc một công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cho biết, báo cáo kiểm toán được lập trên cơ sở cam kết của ban lãnh đạo DN về mức độ trung thực, toàn diện của số liệu đưa ra. Kiểm toán trên cơ sở đó xem xét tính hợp lý trong cách lập số liệu xem đã đúng với chuẩn mực, quy định hay chưa. Trong trường hợp có những hợp đồng hay các ràng buộc kinh tế mà kiểm toán phát hiện ra là có thể có những ảnh hưởng thì khi đó sẽ trao đổi thêm với ban lãnh đạo DN để làm rõ và đánh giá những tác động. Vị này cũng chia sẻ: "Trong trường hợp mà ban lãnh đạo DN cố tình giấu các thông tin một cách tinh vi thì kiểm toán cũng… chịu".

Không biết đây có phải là nguyên nhân dẫn đến những báo cáo kiểm toán "hớ" như trường hợp báo cáo kiểm toán của Bông Bạch Tuyết hay báo cáo soát xét bán niên của Dược Viễn Đông hay không, nhưng có thể nói, nó đủ "rộng" để những ban lãnh đạo DN cố tình gian dối dữ liệu "lọt khe".

Rõ ràng, kiểm toán viên không thể thay thế vai trò của một điều tra viên trong tình huống DN có mục đích và kỹ năng "che đậy" thông tin tốt. Bài học thực tế của Enron, Worldcom, Vivendi, Qwest hay mới đây là New Century (đã rất tinh vi trong việc giấu giếm, làm giả số liệu, bưng bít thông tin hoặc lách chuẩn mực kế toán) hoặc sự kiện Maddoff (bưng bít số liệu và công ty kiểm toán kém chất lượng) trên thế giới là những minh chứng về sự sai sót trong BCTC kiểm toán.
Những scandal về kiểm toán đã xảy ra ở cả những công ty kiểm toán có uy tín, DN lớn. Vì thế, khi cơ chế giám sát sự "thật thà" của ban lãnh đạo DN chưa đủ lớn, nếu NĐT giao phó số mệnh tài khoản của mình đơn thuần dựa vào con số trong BCTC công bố, thì không thể dám chắc một ngày nào đó họ không phải nếm trái đắng của sự lừa dối.

(Theo tinnhanhchungkhoan.vn)

Chủ đề tương tự:
- Các khóa Học kế toán

8 điều trong Nghị định quy định mức lương tối thiểu chung

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG
CHÍNH PHỦ

Điều 1. Quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 là 830.000 đồng/tháng.
Điều 2. Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức:
1. Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
2. Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Điều 3. Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này được dùng làm cơ sở:
1. Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Tính trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 trở đi đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
3. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.
Điều 4. Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn:
1. Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao năm 2011 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
2. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2011 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu. Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế).
3. Sử dụng 50% số tăng thu thực hiện so dự toán năm 2010 của ngân sách địa phương.
4. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2010 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cấp ngân sách địa phương.
5. Ngân sách trung ương bảo đảm:
a) Bổ sung nguồn kinh phí để thực hiện mức lương tối thiểu chung trong trường hợp các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện đúng các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này nhưng vẫn còn thiếu.
b) Hỗ trợ những địa phương khó khăn, chưa cân đối được nguồn với mức bình quân 2/3 so với mức lương tối thiểu chung đối với người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn, ở thôn và tổ dân phố được xác định theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ.
Điều 5. Kinh phí khi thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm việc trong các công ty quy định tại khoản 3 Điều 2 do công ty bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.
Điều 6. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành
1. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sau khi lấy ý Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện người sử dụng lao động và Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; hướng dẫn tính trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này đối với người lao động dôi dư theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này đối với người lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc tính toán, cân đối nguồn kinh phí để thực hiện mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Thẩm định và bổ sung kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Nghị định này và bảo đảm nguồn bổ sung có mục tiêu đối với những địa phương khó khăn theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Nghị định này và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 5 năm 2011.
Các quy định nêu tại Nghị định này được tính hưởng từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
2. Bãi bỏ Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.
3. Các công ty, tổ chức quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ được áp dụng mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này để tính đơn giá tiền lương, trong đó nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thì được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,1 lần so với mức lương tối thiểu chung; trường hợp bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 206/2004/NĐ-CP và có lợi nhuận kế hoạch cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá 1,7 lần so với mức lương tối thiểu chung.
Điều 8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
 -----------------------