Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Hỏi cách Kê khai điều chỉnh bổ sung trong HTKK 3.0 theo thông tư 28

Hỏi cách Kê khai điều chỉnh bổ sung trong HTKK 3.0 theo thông tư 28

Tôi có trường hợp ntn:
- Tháng 1/2011 có kê 02 Hoá đơn đầu vào, nhưng đến tháng 5/2011 lại kê thêm lần nữa.(Kê trùng HĐ đầu vào).
- Tháng 4/2011 kê HĐ đầu ra, không hiểu sao 03 hóa đơn cuối cùng ở cột doanh thu bán chưa thuế có giá trị, thuế suất 10%, nhưng cột thuế GTGT lại là 0.
Do sơ suất không kiểm tra lại nên đã nộp báo cáo thuế các tháng 1,4,5/2011 cho cơ quan thuế.
Vậy theo thông tư 28 thì tôi phải lập hồ sơ điều chỉnh như thế nào?
Xin cảm ơn!

====

Trả lời:

Tháng 1 bạn khai đúng => Không liên quan gì tới việc điều chỉnh, bổ sung.

Tháng 5 bạn khai trùng 02 số hóa đơn đầu vào của tháng 1 => bạn lập 01/KHBS cho tháng 5.
Tuy nhiên, để lập được 01/KHBS, trên kỳ khai thuế tháng 5 của bạn phải có 02 tờ khai 01/GTGT(bao gồm 01/GTGT đã nộp cho CQ Thuế bản sai & 01/GTGT bản mới-là bản đúng).
01/GTGT bản cũ của tháng 5 - phải khai lại hs khai thuế tháng 5- khai lại thì tick vào ô lần đầu .
01/GTGT bản mới của tháng 5 - bản điều chỉnh => tick vào ô khai bổ sung lần x...
Rồi thực hiện khai lại cho đúng.
Khi có 2 tờ khai này => số liệu được update qua 01/KHBS của tháng 5.
Sau khi thực hiện điều chỉnh.Nếu điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ nhưng ko phát sinh số thuế phải nộp => số liệu điều chỉnh được điền vào chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế GTGT của kỳ trước chỉ tiêu 37 trên 01/GTGT của tháng PHÁT HIỆN RA SAI SÓT.
Nếu sau khi điều chỉnh, có phát sinh số thuế phải nộp => nộp toàn bộ số tiền thuế ps tăng + số tiền phạt chậm nộp tiền thuế. ko phản ánh số VAT điều chỉnh lên 01/GTGT của tháng Phát Hiện Ra Sai Sót.
(Ko xét TH số VAT còn được khấu trừ- đơn vị đã xin hoàn thuế, đc hoàn thuế).

Tiếp nữa : Xử lý sai sót của tháng 4.
Bỏ sót 3 hóa đơn đầu ra ko kê khai hoặc kê khai nhưng VAT ko nhảy thì cũng thế.
Thực hiện kê khai điều chỉnh cho kỳ thuế tháng 4. Lập 01/KHBS.
Trước khi lập 01/KHBS cũng thao tác như TH của tháng 5 tôi đã hướng dẫn bên trên : PM phải tồn tại 02 tờ khai 01/GTGT mới(tờ khai theo số đúng) & cũ (tk đã nộp cho CQ Thuế).
Sau đó số liệu tự update qua 01/KHBS của tháng 4.

Sau khi điều chỉnh, nếu làm tăng số thuế phải nộp => nộp đủ số thuế ps tăng + phạt chậm nộp tiền thuế.
Nếu điều chỉnh giảm số thuế còn đc khấu trừ chỉ tiêu 43 trên 01/GTGT tháng 4 => số liệu điều chỉnh VAT được phản ánh trên 01/GTGT của tháng phát hiện ra sai sót- chỉ tiêu 38 : Điều chỉnh giảm VAT của các kỳ trước. 

Công ty Kế toán Kimi trân trọng giới thiệu
Theo Webketoan.vn

Tham khảo thêm Cách lập Báo cáo Thuế

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Một số chính sách thuế thu nhập mới theo Nghị quyết 08

Một số chính sách thuế thu nhập mới theo Nghị quyết 08 
Ngày 23/8 Bộ Tài chính cho biết cơ quan này vừa có Công văn 10790/BTC-CST gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu triển khai việc thực hiện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo Nghị quyết 08/2011/QH13 của Quốc hội.
Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cục thuế phối hợp với UBND các cấp, các tổ chức Đảng, đoàn thể tại địa phương đẩy mạnh vận động, tuyên truyền tới các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhà trọ, hộ, cá nhân chăm sóc, trông giữ trẻ, cung ứng suất ăn ca cho công nhân, người lao động, sinh viên… thực hiện việc giữ ổn định mức giá cho thuê nhà trọ, suất ăn ca, trông giữ trẻ em như với mức giá cuối năm 2010, triển khai tổ chức thực hiện giảm 50% mức thuế khoán kể từ ngày 1/8/2011.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu Cục Thuế thông báo cho các doanh nghiệp, hộ, cá nhân không thực hiện khấu trừ, chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp chi trả cổ tức cho cá nhân kể từ ngày 1/8/2011 (trừ cổ tức do các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng chi trả cho cá nhân). Từ tháng 8/2011, tạm khấu trừ theo tỷ lệ 0,05% đối với các giao dịch chứng khoán trên các sàn giao dịch, thay thế cho tỷ lệ 0,1% trước đây.
Từ tháng 8/2011 đến hết tháng 12/2011, tạm chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tạm chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với người hưởng lương và cá nhân kinh doanh có thu nhập tính thuế đến bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Bao gồm, cá nhân không có người phụ thuộc có thu nhập từ trên 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng. Cá nhân có 1 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 5,6 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng/tháng; cá nhân có 2 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 7,2 triệu đồng đến 12,2 triệu đồng/tháng…
Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và cá nhân, với thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức, cổ đông được miễn từ 1/8/2011 đến hết 31/12/2012, bao gồm cả cổ tức được chia cho năm 2012 nhưng thực hiện sau ngày 31/12/2012.
Tuy nhiên, thu nhập cổ tức này lại không bao gồm cổ tức được chia từ các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng. Thuế thu nhập cá nhân liên quan đến hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được giảm 50%.
Với các DN sẽ được giảm 30% thuế thu nhập DN năm 2011, trong đó căn cứ xác định là nhỏ và vừa theo tiêu chuẩn số vốn hoặc lao động theo quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP tại thời điểm 31/12/2010. Trường hợp DN thành lập mới năm 2011 thì sẽ căn cứ trên vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu hoặc tính theo số lao động bình quân trong năm, không quá 300 người đối với khu vực nông/lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; không quá 100 người đối với khu vực thương mại và dịch vụ…
Theo Kiemtoan.com.vn

Phần mềm hỗ trợ kê khai Thuế HTKK 3.0.1

PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI HTKK 3.0.1


Thông báo nâng cấp phần mềm HTKK v3.0.1 ngày 17.09.2011
.

Chào các bạn học viên!
- Các bt HTKK 3.0.1 ti đây hoti đây nhé!
- Các bn ti Tài liu hướng dn s dng HTKK 3.0.1 ti đây hoti đâynhé!
- Các bn ti B cài ng dng HTKK 2.5.5 – Update ti đây hoặc tại đây!
Lưu ý khi cài đặt HTKK 3.0.1: Người sử dụng cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK phiên bản 3.0 đã có trên máy tính trước khi thực hiện cài đặt ứng dụng HTKK 3.0.1 (không cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK 2.5.5 nếu trên máy tính trước đây đã cài đặt đồng thời 2 phiên bản 3.0 và 2.5.5)
TỔNG CỤC THUẾ THÔNG BÁO

Về việc nâng cấp phần mềm ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế phiên bản 3.0.1
Để hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân kê khai thuế đúng với quy định của chính sách thuế mới ban hành, Tổng cục Thuế đã nâng cấp phần mềm Hỗ trợ kê khai sử dụng công nghệ mã vạch phiên bản 3.0.1 đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ khai thuế Thu nhập cá nhân theo Thông tư 113/2011/TT-BTC ngày 04/08/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 và Thông tư số 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 và Công văn số 10790/BTC-CST ngày 12/8/2011 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội, nội dung cụ thể:
- Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 1.000.000 đồng/lần trở lên thì thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau: Áp dụng mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập trả cho các cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số).
- Từ tháng 8/2011 đến hết tháng 12/2012: Tạm khấu trừ theo tỷ lệ 0,05% đối với các giao dịch chứng khoán trên các sàn giao dịch (thay thế cho tỷ lệ 0,1% trước đây).
- Từ tháng 8/2011 đến hết tháng 12/2011: Tạm chưa khấu trừ thuế TNCN, tạm chưa thu thuế TNCN đối với người hưởng lương và cá nhân kinh doanh có mức thu nhập tính thuế đến bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của Luật thuế TNCN.
Ngoài ra, ứng dụng HTKK phiên bản 3.0.1 đã cập nhật một số nội dung về kỹ thuật:
- Định dạng in báo cáo sử dụng hoá đơn BC26 trên khổ giấy A4 – chỉ áp dụng cho người nộp thuế lập BC26 có mã vạch (thay cho BC26 khổ giấy A3 trong phiên bản 3.0 trước đây, do 1 số người nộp thuế phản ánh không có máy in khổ A3).
- Tờ khai 01/GTGT: Mở rộng cột ký hiệu và số hoá đơn trên phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT cho phép nhập tối đa 20 ký tự.
- Tờ khai 03/GTGT: Mở rộng các cột số liệu trên tờ khai cho phép nhập giá trị tối đa là 16 chữ số.
- Tờ khai thuế Tài nguyên 01/TAIN: Định dạng lại cột sản lượng cho phép nhập số thập phân với 3 chữ số sau dấu phẩy (trước đây là số thập phân với 2 chữ số sau dấu phẩy)
Bắt đầu từ kỳ tính thuế tháng 8/2011, khi kê khai và nộp tờ khai thuế Thu nhập cá nhân theo kỳ tính thuế tháng/quý có áp dụng công nghệ mã vạch, tổ chức cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các mẫu tờ khai TNCN tại phiên bản 3.0.1 thay cho phiên bản 3.0 trước đây. Đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế không phát sinh tờ khai thu nhập cá nhân, người nộp thuế vẫn có thể sử dụng phiên bản HTKK 3.0 để kê khai và nộp các tờ khai thuế khác cho cơ quan thuế.
Lưu ý khi cài đặt HTKK 3.0.1: Người sử dụng cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK phiên bản 3.0 đã có trên máy tính trước khi thực hiện cài đặt ứng dụng HTKK 3.0.1 (không cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK 2.5.5 nếu trên máy tính trước đây đã cài đặt đồng thời 2 phiên bản 3.0 và 2.5.5)
Tổ chức, cá nhân nộp thuế có thể tải thông tin liên quan đến phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế tại địa chỉ sau:
- Bộ cài ứng dụng HTKK phiên bản 3.0.1
- Bộ cài ứng dụng HTKK phiên bản 2.5.5_Update (đã thông báo cùng với phiên bản 3.0 trước đây).
- Tài liệu hướng dẫn cài đặt và hướng dẫn sử dụng ứng dụng HTKK 3.0.1
Hoặc tại website www.webketoan.vn; Hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế địa phương để được cung cấp và hỗ trợ trong quá trình cài đặt, sử dụng.
Mọi phản ánh, góp ý của tổ chức cá nhân nộp thuế được gửi đến Cục Thuế theo các số điện thoại, hộp thư điện tử của Tổ hỗ trợ NNT về ứng dụng HTKK mà Cục Thuế đã cung cấp.
Theo TCT
Trân trọng cảm ơn!

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Làm rõ hơn thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực 17

Nhằm tạo nên sự đơn giản hơn, dễ hiểu hơn cho những kế toán viên, cán bộ thuế khi giải quyết vấn đề liên quan này, trong giới hạn bài viết này Tác giả xin đi vào phân tích, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản theo quy định của Chuẩn mực và Thông tư hiện hành trên các khía cạnh sau: Những khái niệm cơ bản về thuế TNDN; Hạch toán thuế TNDN hiện hành; Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính riêng của Doanh nghiệp; Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
Thứ nhất, Những khái niệm cơ bản
- Thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hiện hành:
Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế trong năm hiện hành x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
  • Để phản ánh thuế TNDN hiện hành, kế toán sử dụng Tài khoản 3334 – Thuế TNDN, Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:
 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
  • Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
  • Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
  • Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, Thông tư quy định sử dụng Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:
 Tài sản thuế Thu nhập hoãn lại = Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng X Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
  • Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
  • Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng.
  • Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Thông tư kế toán sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
- Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.
Thứ hai, Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
1. Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: số tạm tính
              Có TK 3334- Thuế TNDN: số tạm tính
Khi thực nộp số thuế này:
          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
                   Có TK 111, 112...
2. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của khoản thuế TNDN các năm trước, Doanh nghiệp được hạch toán điều chỉnh số thuế tăng hoặc giảm của các năm trước này vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm phát hiện sai sót:
+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, kế toán ghi:
          Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung
                   Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung
Khi thực nộp số thuế này:
          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
                   Có TK 111, 112...
+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi:
          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
                   Có TK 8221 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
3. Cuối năm tài chính
- So sánh số đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toán phải nộp trong năm, kế toán ghi:
+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp
          Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần nộp bổ sung
                   Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần nộp bổ sung
Khi thực nộp số thuế này:
          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
                   Có TK 111, 112...
+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp
          Nợ TK 3334- Thuế TNDN: Chênh lệch giảm
                   Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Chênh lệch giảm
- So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có TK 8211 để kết chuyển chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ lớn hơn tổng số phát sinh bên Có
          Nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh
                   Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ nhỏ hơn tổng số phát sinh bên Có
          Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
                   Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh 
Thứ ba, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính riêng của Doanh nghiệp
- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Cuối năm tài chính, khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phải trả làm căn cứ xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế (từng Tài sản, từng Nợ phải trả, từng giao dịch).
+ Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” và các khoản do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại”
4. So sánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm.
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải  trả  phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
          Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Phần chênh lệch
                   Có TK 347 – Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả : Phần chênh lệch
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải  trả  phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
          Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phần chênh lệch
                   Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch
5. Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:
+ Nếu phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại
          Tăng Số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)
          Giảm Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
                   Tăng Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
+ Nếu phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại
          Giảm Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
                   Tăng Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
                   Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)
- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm: Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phỉa trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm (từng Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch)
+ Trường hợp, Doanh nghiệp không có khả năng chắc chắn sẽ có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm. Toàn bộ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được theo dõi riêng trên “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được kháu trừ chưa sử dụng” làm căn cứ xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các năm sau khi Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế thu nhập để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại này.
- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
6. So sánh Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm.
+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn phát sinh trong năm lớn hơn Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung phần chênh lệch nếu chắc chắn rằng trong tương lai Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại:
          Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng
                   Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng
+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn Tài sản thuế thu nhập hoàn lại trong năm, kế toán ghi:
          Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm
                   Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm
(7) Trường hợp Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:
+ Nếu điều chỉnh tăng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
          Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
                   Tăng số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
                   Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)
+ Nếu điều chỉnh giảm Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
          Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)
          Giảm số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
                   Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Thứ tư, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất
- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222”. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh do:
a) Cơ quan thuế chỉ đánh thuế đối với khoản thu nhập mà Doanh nghiệp được quyền nhận trong năm đã được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng
b) Doanh nghiệp ghi nhận phần sở hữu trong lợi nhuận hoặc lỗ trong Công ty con, công ty liên kết, Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo Phương pháp Vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
8. Nghiệp vụ kinh tế kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên Báo cáo tài chính hợp nhất
+ Nếu ghi tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con. Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
          Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
                   Tăng khoản mục “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
+ Nếu ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con. Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
          Giảm khoản mục “Thuế thu nhạp hoãn lại phải trả”
                   Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Tài sản thuế thu nhập hoãn.
+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời được kháu trừ phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222”. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh do:
a) Cơ quan thuế không cho phép khấu trừ khoản lỗ từ công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát vào thu nhập chịu thuế trong năm của Doanh nghiệp.
b) Doanh nhiệp được ghi nhận khoản lỗ là toàn bộ phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công ty con, công ty liên kết, vốn góp lien doanh trên Báo cáo tài chính hợp nhất
9. Kế toán nghiệp vụ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên Báo cáo tài chính hợp nhất
+ Nếu ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
          Tăng khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
                   Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
+ Nếu ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
          Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
                   Giảm khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
* “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”, “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”, “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, “Bảng xác định Tài sản thuế hoãn lại” đã được quy định rất cụ thể về mẫu biểu và phương pháp lập theo quy định của thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006.

Theo webketoan.vn
Thông tin lấy trực tiếp từ Kế toán.org
Thông tin thêm về khóa học Kế toán Tổng hợp tại Kimi Training

Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo:

+ Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
+ Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo:

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - Mẫu số 02:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10:

Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02
4. Giá vốn hàng bán - Mã số 11:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20:

Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11
6. Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
7. Chi phí tài chính - Mã số 22:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
Trong đó, Chi phí lãi vay - Mã số 23:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính".
8. Chi phí bán hàng - Mã số 24:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 "Chi phí bán hàng", đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 25:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đối ứng với Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30:

Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24 - Mã số 25
11. Thu nhập khác - Mã số 31:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
12. Chi phí khác - Mã số 32:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
13. Lợi nhuận khác - Mã số 40:

Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32
14. Tổng lợi nhuận trước thuế - Mã số 50:

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211.
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Mã số 52:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212.
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 60:

Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52)
18. Lãi trên cổ phiếu – Mã số 70:

Chỉ tiêu được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chuẩn mực số 30 “Lãi trên cổ phiếu”.

Nguồn: Kế toán.org
Đào tạo Kế toán Tổng hợp Kimi Sưu tầm
Tham khảo khóa học lập Báo cáo tài chính tại Kimi Training

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Hướng dẫn tổng hợp về Thuế GTGT

TỔNG HỢP HƯỚNG DẪN VỀ THUẾ GTGT

Tài liệu hướng dẫn thuế GTGT do chuyên viên Cục thuế TP.HCM cung cấp. Tài liệu có các hướng dẫn, ví dụ rất cụ thể.
1/ Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc Hội Khóa 12

2/ Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ
3/ Th
ông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính
4/ Th
ông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính 


Hướng dẫn Sử dụng:
- Tải tài liệu về và giải nén.
- Chay file powerpoint.
- Có thể xem các hướng dẫn cụ thể khi sử dụng file powerpoint


Dao tao Ke toan Tong hop Kimi Sưu tầm
Trân trọng cảm ơn!

Sẽ có Luật tiền lương tối thiểu

Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, cùng với Luật Việc làm và Luật An toàn lao động dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2012, cơ quan này cũng đang có kế hoạch soạn thảo Luật Tiền lương tối thiểu, dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua vào năm 2014.

Theo Bộ luật Lao động, lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định. Đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con.

Đây cũng là mức được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vấn đề tiền lương tối thiểu thực tế không đơn giản như tự thân định nghĩa của nó. Đó là vấn đề càng nghiên cứu, bàn bạc thì càng khó khăn. Bởi, lương tối thiểu không chỉ liên quan đến đời sống, quyền lợi của người lao động, mà còn là đời sống doanh nghiệp, quan hệ lao động và cả câu chuyện đầu tư, tình hình kinh tế, xã hội…

Ông Huân cũng cho biết, nhiều nước trên thế giới đã thành lập hẳn một vụ/ cục gồm hơn 20 người chỉ chuyên nghiên cứu, bàn về vấn đề lương tối thiểu.
Hiện nay, mức lương tối thiểu năm 2011 hiện tại như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/10/2011 – 31/12/2012
I2.000.000 đồng/tháng
II1.780.000 đồng/tháng
III1.550.000 đồng/tháng
IV1.400.000 đồng/tháng


Được biết, trong giai đoạn 2011 - 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đăng ký với Chính phủ trình Quốc hội thông qua 7 Luật. Ngoài 4 luật sửa đổi, bổ sung là Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, thì sẽ có ba luật mới là Luật Việc làm, Luật  An toàn vệ sinh lao động và Luật Tiền lương tối thiểu.
Theo Baomoi.com.vn
Đăng bởi Đào tạo Kế toán Kimi

Blog Công ty Đào tạo Kế toán Kimi đã đạt 50.000 lượt Pageviews

Sau chuỗi thời gian đạt lượng traffic cao, một blog của Công ty Đào tạo Kế toán Kimi đạt 50.000 Pageviews. Đây lả một kỷ lục trong số các blog cá nhân của Công ty mình. Rồi đây sẽ còn rất nhiều những blog khác sẽ cán cột mốc này trong một thời gian không xa (một số blog khác đã có số lượng pageviews vài chục ngàn lượt). Keke

Blog kế toán Kimi đã đạt cột mốc 50.000 lượt truy cập

Chúc Công ty Đào tạo Kế toán Tổng hợp Kimi ngày càng đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Trân trọng cảm ơn.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Thông báo về việc thay đổi cách kết xuất tờ khai 01/GTGT ra file điện tử


Tổng cục Thuế xin thông báo về việc thay đổi cách kết xuất tờ khai 01/GTGT ra file điện tử (*.pdf) từ phần mềm Hỗ trợ kê khai phiên bản 3.0 (HTKK 3.0) như sau:
Theo hướng dẫn trước đây về việc kết xuất tờ khai 01/GTGT ra file điện tử (*.pdf) thì người nộp thuế sẽ kết xuất tờ khai theo các bước sau:
* Bước 1: Sau khi hoàn thiện tờ khai, nhấn nút “In”.
* Bước 2: Chọn máy in: “CutePDF Writer”.
* Bước 3: Nhập thông số Trang in là: “1,a,b,…” (Trong đó: 1 là trang tờ khai chính; a, b, …: là các trang chứa các phụ lục 01-3/GTGT, 01-4A/GTGT … Trừ phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT do khối lượng dữ liệu lớn và kết xuất dưới dạng file Excel).
* Bước 4: Nhấn nút “In”.
* Bước 5: Chọn đường dẫn lưu file tờ khai điện tử.
* Bước 6: Nhấn “Save” để lưu file điện tử.
Tuy nhiên, ứng dụng HTKK 3.0 có thay đổi về tờ khai 01/GTGT liên quan đến việc kết xuất tờ khai điện tử như sau: Tờ khai chính có số trang là 2 (Trang 1 và trang 2). Vì vậy, khi kết xuất ra tờ khai điện tử, người nộp thuế cần thực hiện như sau:
* Tại bước 3: Nhập thông số Trang in là: “1,2,a,b,…” (Trong đó: 1, 2 là các trang chứa tờ khai chính; a, b, …: là các trang chứa các phụ lục 01-3/GTGT, 01-4A/GTGT … Trừ phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT do khối lượng dữ liệu lớn và kết xuất dưới dạng file Excel)
* Các bước 1, 2, 4, 5, 6: Thực hiện như cũ.

Xin thông báo để người nộp thuế biết và thực hiện.
kekhaithue.gdt.gov.vn

Náo nức khai giảng năm học mới 2011-2012


Náo nức khai giảng năm học mới 2011-2012
(Dân trí) - Ngày 4/9, cùng với các trường học khắp cả nước, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Bình Định, Hà Tĩnh... đã tổ chức khai giảng năm học mới 2011-2012.
Học sinh Sóc Trăng trong niềm vui ngày khai trường. (Ảnh: B.D)
Tại Trường THPT Dân tộc Nội trú Huỳnh Cương, nhà trường đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới với sự có mặt của ông Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lâm Ren, Phó Trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy; ông Lâm Phương, Phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy; ông Ngô Hùng, Bí thư tỉnh đoàn; ông Kim Sơn, phó giám đốc Sở GD-ĐT.
Theo báo cáo của nhà trường, năm học 2010-2011, trường đã đạt nhiều thành tích cao trong công tác dạy học như: Có 7 học sinh đạt danh hiệu Học sinh giỏi cấp tỉnh (trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, ba giải 3); tỉ lệ học sinh lên lớp đạt 87,9%; thi tốt nghiệp lớp 12 đỗ 93,9%; có 46 em thi đậu nguyện vọng 1 vào các trường CĐ, ĐH (đạt tỉ lệ 38,3%). Trường được công nhận danh hiệu “Trường thi đua Tiên tiến xuất sắc” và được UBND tỉnh đề nghị tặng Bằng khen của Chính phủ. Năm học 2011-2012, trường có 18 lớp với 558 học sinh. Theo kế hoạch, nhà trường phấn đấu đạt tỉ lệ 28% học sinh khá giỏi trong học tập, thi tốt nghiệp lớp 12 đạt trên 90%.
Khai giảng tại Trường THPT Dân tộc Nội trú Huỳnh Cương, Sóc Trăng. (Ảnh: B.D)
Cùng ngày, Trường THCS & THPT Lê Hồng Phong (TP Sóc Trăng) cũng tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Tới dự có ông Quách Việt Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Võ Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND thành phố Sóc Trăng. Dù mới được thành lập năm 2010-2011 nhưng năm học qua, trường THCS & THPT Lê Hồng Phong cũng đã đạt được những thành tích cao như có 11 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố (trong đó có 4 giải nhất); thi học sinh giỏi giải toán bằng máy tính cầm tay có 4 em đạt giải; hai em đạt giải trong kỳ thi “Văn hay chữ tốt” cấp thành phố; có 1 em đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh…
Năm học này trường có 54 lớp (33 lớp cấp THCS, 21 lớp cấp THPT) với 2.108 học sinh và 110 giáo viên. Mục tiêu trong năm học mới của nhà trường là giữ vững, phát huy những thành tích đã đạt được trong năm qua, phấn đấu xậy dựng trường ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Khai giảng năm học mới tại Trường THCS & THPT Lê Hồng Phong (TP Sóc Trăng). (Ảnh: B.D)
Trước đó, ngày 3/9, lễ khai giảng năm học mới cũng được tổ chức tại trường Dân tộc Nội trú Kế Sách. Ngày 1/9, ông Kim Sơn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng đã dự lễ khai giảng năm học mới và lễ công nhận Trường tiểu học Tân Long 1 huyện Ngã Năm đạt chuẩn Quốc gia. 
Theo kế hoạch, ngày 5/9, tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng sẽ đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới 2011-2012.
Sáng nay 4/9, tại TP Quy Nhơn, Bình Định, thầy và trò Trường THPT Quốc học Quy Nhơn long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập trường (1921-2011) và khai giảng năm học mới 2011- 2012.
Tham dự lễ có ông Lê Hữu Lộc, phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, các đồng chí ban lãnh đạo các sở, ban, ngành, cựu học sinh đang học tập công tác khắp các tỉnh thành cùng 1.700 học sinh của trường.
Trang nghiêm trong lễ chào cờ. (Ảnh: Doãn Công)
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hữu Lộc đánh giá cao những thành tích cao mà thầy và trò Trường THPT Quốc học Quy Nhơn đạt được trong những năm qua. Ông Lê Hữu Lộc nhấn mạnh: “Trong năm học mới đề nghị thầy và trò của trường tiếp tục cố gắng phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp nối truyền thống vẻ vang của trường”.
Hàng ngàn học sinh Trường THPT Quốc học Quy Nhơn nô nức ngày khai giảng. (Ảnh: Doãn Công)
Thay mặt nhà trường ông Trần Xuân Bình, phó Bí thư tỉnh ủy, Hiệu trưởng nhà trường lên đọc diễn văn khai mạc, báo cáo kết quả của trường và cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các ban ngành trong tỉnh. Thầy và trò trường Quốc Học Quy Nhơn xin hứa: “Nguyện ra sức dạy tốt, học tốt để viết tiếp những trang vàng truyền thống vẻ vang”.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư chúc mừng cán bộ giáo viên, học sinh trường nhân dịp bước vào đầu năm học mới.
Tại buổi lễ, thầy và trò Trường Quốc học Quy Nhơn vinh dự được nhận lẵng hoa và thư chức mừng của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Tại Hà Tĩnh, nhân buổi lễ khai giảng năm học 2011-2012 vào sáng 3/9, Trường tiểu học Bùi Xá (xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã công bố đổi tên trường mang tên cố nhà văn Nguyễn Xuân Thiều.
 
Lễ khai giảng năm học năm 2011-2012 vào sáng ngày 3/9 với toàn thể học sinh và giáo viên nhà Trường tiểu học Bùi Xá (xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một buổi lễ rất đặc biệt khi ngôi trường chính thức đổi tên thành Trường tiểu học Nguyễn Xuân Thiều, mang tên nhà văn, đại tá quân đội Nguyễn Xuân Thiều (1930 - 2007).
 
Học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng sự kiện đặc biệt của ngôi trường. (Ảnh: Hà Phương)
 
Ngay sau lễ công bố, nhiều nhà văn, đại diện gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Thiều đã bày tỏ niềm xúc động, vinh dự khi từ đây tên tuổi của một nhà cách mạng đã chiến đấu, cống hiến cho đất nước, một nhà văn đã giành nhiều giải thưởng lớn với nhiều tác phẩm bất hủ, một người con nặng tình với quê hương đã được gắn với hành trình phát triển của mái trường nơi đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai.
Nhân dịp này các con cháu của nhà văn Nguyễn Xuân Thiều đã tặng số tiền 1,2 tỷ đồng để nhà trường xây dựng phòng dạy Tin học phụ vụ công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
Cố nhà văn, Đại tá Xuân Thiều (tên khai sinh là Nguyễn Xuân Thiều) sinh ra từ gia đình nông dân ở xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Xuân Thiều đã nhận được nhiều giải thưởng văn học qua các cuộc thi truyện ngắn của: Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật VN, Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu, Giải thưởng của UB Thiếu niên, Nhi đồng và Hội Nhà văn VN. 
Ông cũng được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì và ba, huy chương Quân kỳ quyết thắng, huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Nhóm PV Dân trí