Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Ghi nhận Tài sản cố định?


Câu hỏi 553:  Công ty tôi mua nhà rồi sau đó sửa chữa để làm trụ sở làm việc (tự mua vật tư, thuê thợ...). Sau khi hoàn thành thì khoản sửa chữa này ghi nhận là TSCĐ đúng không? Việc xác định giá trị của TSCĐ này là do DN tự xác định dựa trên hóa đơn chứng từ hợp pháp (Hóa đơn mua vật tư...) hay cần có 1 cơ quan độc lập xác định?

Trả lời:
Đoạn 24, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – Tài sản cố định hữu hình ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: “Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:

(a)      Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng…”

Đoạn 25, chuẩn mực trên cũng quy định “Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ”

Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng va trích khấu hao tài sản cố định, Điều 7. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định thì
1Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ;
2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm”

Trong trường hợp của công ty bạn mua nhà rồi sửa chữa để làm trụ sở làm việc, nếu việc sửa chữa không làm nâng cấp nhà, không thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản, không thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng thì toàn bộ chi phí liên quan đến việc sửa chữa này được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm. Chi phí sửa chữa này được tập hợp dựa vào chứng từ của các khoản chi phí phát sinh tại Công ty bạn như: hóa đơn mua vật tư, hợp đồng thuê thợ…

Việc sửa chữa nhà nếu làm nâng cấp nhà (ví dụ nâng cấp từ nhà 1 tầng thành nhà 2 tầng) thì toàn bộ chi phí chi ra để đầu tư nâng cấp nhà được ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc. Giá trị tăng nguyên giá TSCĐ cũng được tập hợp dựa vào chứng từ của các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc đầu tư nâng cấp nhà tại Công ty bạn.


Theo vacpa.org.vn

Lương gần 9 triệu đồng vẫn không phải nộp thuế


Bộ Tài chính vừa cụ thể hóa Nghị quyết 08 của Quốc hội về việc miễn giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp từ 1/8 đến 31/12/2011 bằng công văn 10790.
Đối với thuế thu nhập cá nhân (TNCN), các đối tượng hưởng lương và cá nhân kinh doanh có thu nhập tính thuế nằm trong bậc 1 của biểu thuế sẽ được miễn thuế đến cuối năm, áp dụng từ 1/8.
Như vậy, những người có thu nhập đến 9 triệu đồng/tháng sẽ không bị tính thuế. Với những cá nhân có người phụ thuộc thì mức thu nhập trong diện được miễn sẽ tính theo đúng cách tính hiện tại: thêm 1,6 triệu đồng/người phụ thuộc.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng yêu cầu Cục thuế các địa phương thông báo cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân về việc không khấu trừ thuế TNCN đối với các trường hợp chi trả cổ tức cho cá nhân từ ngày 1/8 (không tính cổ tức do các Ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng chi trả cho cá nhân).
Đối với giao dịch chứng khoán trên sàn, mức khấu trừ từ nay đến cuối năm sẽ là 0,05%, giảm một nửa so với mức 0,1% trước đây.
Bộ Tài chính cũng đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh vận động, tuyên truyền tới các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhà trọ, hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ, cung ứng suất ăn ca cho công nhân, người lao động, sinh viên… thực hiện việc giữ ổn định mức giá cho thuê nhà trọ, suất ăn ca, trông giữ trẻ như với mức giá cuối năm 2010. Đây là các đối tượng được giảm 50% mức thuế khoán kể từ ngày 1/8/2011 theo Nghị quyết của Quốc hội.
Đối với những trường hợp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Trước đó, ngày 6/8, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân từ tháng 8 đến hết tháng 12/2011. Theo ước tính, số thuế được giảm theo Nghị quyết này là trên 13.000 tỷ đồng.
Theo Dantri.com.vn

Trích khấu hao tài sản cố định như thế nào


Nay tôi có một số vấn đề cần nhờ sự tư vấn:
1/ Doanh nghiệp có những tài sản cố định ,có hóa đơn chứng từ về các tài sản này hợp lệ và đầy đủ ,trong năm 2010 đơn vị có tiến hành trích khấu hao các tài sản cố định này để đưa vào chi phí .Vừa qua đơn vị được cơ quan thuế tiến hành kiểm tra quyết toán tại đơn vị có phát sinh trường hợp về chi phí trích khấu hao tại đơn vị ,cụ thể là do tình hình thực tế tại đơn vị ,nên kế toán đơn vị có trích khấu hao các tài sản cố định này theo mức khấu hao có thời gian sử dụng thấp hơn với mức trích khấu hao do cơ quan thuế đưa ra ,vì vậy có dẫn đến phát sinh chênh lệch về khoản chi phí được tính trong năm 2010.
-Nếu trong trường hợp kế toán đơn vị không xác định được thời gian khấu hao đúng như cơ quan thuế áp dụng, thì sau khi cơ quan thuế làm việc điều chỉnh giảm khoản chi phí khấu hao này theo đúng luật thuế TNDN , kế toán đơn vị có được ghi nhận khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này vào “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”hay không ? (khoản mục chênh lệch này theo thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính ,hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán,là khoản mục chênh lệch tạm thời) hay DN bị truy thu thuế TNDN do xuất toán khoản chi phí chênh lệch tạm thời này hay không ?
2/ DN hoạt động sản xuất gạch Tuynel (vật liệu xây dựng ) có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 20/04/2008 ,tại địa bàn Huyện Hàm Tân ,tỉnh Bình Thuận ,như vậy DN có được áp dụng ưu đãi đầu tư theo thông tư 130 /2008/TT-BTC hay không ? -Nếu trong trường hợp DN được hưởng ưu đãi đầu tư ,vì kết quả kinh doanh lỗ nên DN không áp dụng ưu đãi đầu tư được hưởng ,nhưng sau khi cơ quan thuế kiểm tra xác định là có lãi thì DN có được áp dụng hưởng ưu đãi đầu tư hay không ?
Trả lời:
1) – Theo hướng dẫn tại thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 về Hướng dẫn thực hiện 06 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ theo khung thời gian thấp hơn khung thời gian được cơ quan thuế chấp thuận (tương tự như trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho TSCĐ) sẽ phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được sử dụng làm căn cứ xác định tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Có nghĩa là doanh nghiệp vẫn tạm thời tính và nộp thuế TNDN theo khoản chi phí khấu hao được trừ áp dụng khung thời gian được cơ quan thuế chấp thuận, khoản chênh lệch giữa khoản chi phí thuế TNDN tính theo doanh nghiệp và chi phí thuế TNDN tính theo cơ quan thuế chấp thuận được ghi nhận vào tài sản thuế thu nhâp doanh nghiệp hoãn lại. Do vậy, doanh nghiệp không thể bị truy thu thuế TNDN do đã tính và ghi nhận thuế TNDN phải nộp theo đúng quy định.
Bạn có thể nghiên cứu kỹ hơn thông tư nêu trên để có thể hiểu rõ về trường hợp này.
2) – Điểm 4, Phần I – Tổ chức thực hiện tại thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định như sau:
“4. Doanh nghiệp thuộc diện hưởng thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp mà đến hết kỳ tính thuế năm 2008 nếu:
4.1. Chưa có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.”
Như vậy, đối với trường hợp bạn nêu, doanh nghiệp sản xuất gạch Tuynel có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 20/04/2008 nếu là doanh nghiệp thuộc diện hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp thì được áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điểm 4, Phần I của thông tư nêu trên.
Điểm 2.8, Mục I, Phần H – Ưu đãi thuế TNDN tại thông tư nêu trên quy định:
“2.8. Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp của thời kỳ miễn thuế, giảm thuế  thì doanh nghiệp được hưởng miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Tuỳ theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt  vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
- Doanh nghiệp đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế kiểm tra phát hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp miễn thuế, giảm thuế theo quy định nhỏ hơn so với đơn vị tự kê khai thì doanh nghiệp chỉ được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện. Tuỳ theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt  vi phạm  pháp luật về thuế theo quy định.”
Như vậy đối với trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi đầu tư có kết quả kinh doanh kỳ báo cáo là lỗ, sau khi cơ quan thuế vào kiểm tra xác định là có lãi thì thì doanh nghiệp được áp dụng hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định. (Lập báo cáo Thuế)
Các trường hợp cụ thể khác về ưu đãi thuế TNDN cũng đã được nêu chi tiết tại thông tư trên.
Theo Vacpa.org.vn
Đăng bởi: Kế toán Kimi

Ký hiệu hóa đơn bị sai phải làm gì


Ký hiệu hóa đơn bị sai phải làm gì

Câu hỏi:
Công ty A có đặt in hóa đơn của công ty B theo hợp đồng số 01 ngày 29/12/2010 đến ngày 31/03/2011, công ty A nhận được hóa đơn và khi chuẩn bị kê khai thuế thì phát hiện biểu mẫu hóa đơn bị sai, cụ thể là: PS5/11P
Vậy công ty A phải lập thông báo hủy hóa đơn báo với cơ quan thuế như thế nào?

Trả lời:
Đơn vị thông báo với cơ quan thuế và phải phát hành loại hóa đơn thay thế, dừng các số hóa đơn để thông báo phát hành theo quy định tại điều 19 thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010:
“Điều 19. Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
1. Tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế hoá đơn không tiếp tục sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, hộ, cá nhân được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế) phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân phát hành loại hóa đơn thay thế phải dừng sử dụng các số hóa đơn bị thay thế còn chưa sử dụng.
c) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng thì tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn phải tiến hành hủy hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 27 Thông tư này.
d) Hoá đơn mất, cháy, hỏng theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư này.
2. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo hết giá trị sử dụng của các hóa đơn sau:
- Hoá đơn không tiếp tục sử dụng do tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này.
- Hóa đơn chưa lập mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh mà không thông báo với cơ quan thuế;
- Hóa đơn chưa lập của tổ chức, hộ, cá nhân tự ý ngừng kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế;
- Hóa đơn mua của cơ quan thuế mà tổ chức, hộ, cá nhân có hành vi cho, bán.”
Nguồn: Kế toán. org

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Thuế suất thuế GTGT đối với nông sản phẩm

Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với nông sản phẩm

Câu hỏi:
Công ty em là Công ty nuôi trồng thủy sản, bán buôn, bán lẻ hàng nông lâm, thủy sản. Công ty em có nuôi tu hài bố mẹ cho sinh sản để lấy giống và đồng thời mua tu hài giống từ người nông dân về nuôi và bán lại cho người khách chăn nuôi.

Vậy cho em hỏi:
- Khi em bán tu hài giống thì hóa đơn em xuất thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu %?
- Khi em bán tu hài thương phẩm do em nuôi lớn từ con giống thì thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu?

Trả lời:
Theo quy định tại điểm 1, 2 mục II phần A thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế:
“1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác. Ví dụ: phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát các sản phẩm trồng trọt; làm sạch, phơi, sấy khô, ướp muối, ướp đá các sản phẩm thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt khác.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.”

Như vậy, hai hoạt động của đơn vị đều là hoạt động không chịu thuế GTGT. Khi xuất hóa đơn, dòng thuế GTGT không ghi và gạch chéo.
Nếu có hoạt động buôn bán tu hài thành phẩm thì phải chịu thuế GTGT 5%
.
Theo Ketoan.org
Xem thêm tại "Đào tạo Kế toán Kimi"

Kimi khuyến mại 50% học phí dành cho các bạn Sinh viên

Kimi khuyến mại 50% học phí dành cho các bạn Sinh viên

Khuyến mại tháng 8 từ Kimi Training
Kimi Training giảm giá 50%  học phí Khóa học “Thực hành Ghi sổ Kế toán” (Học phí chỉ còn 850.000đ cho khóa học 20 buổi) dành cho các bạn Học viên là Sinh viên đăng ký đầu tiên trong ngày, giảm giá học phí 30% (học phí còn 1.150.000 đồng) cho bạn học viên là Sinh viên đăng ký thứ 2, bắt đầu từ ngày 24-08-2011 đến hết 30-08-2011.
Chú ý: Chương trình chỉ áp dụng dành cho các bạn Sinh viên
Mọi thông tin về Khóa học và chương trình khuyến mại tháng 8, xin vui lòng liên hệ:
Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
Đ/c: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tư vấn viên: Ms. Nga – 098.441.7791 – Ms. Thành – 0943.900.656
Yahoo tư vấn: kimitraining01 – kimitraining02
Email tư vấn: kimitraining@gmail.com
Website: http://kimi.com.vn
Kimi trân trọng cảm ơn!

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Tính giá thành nghành sản xuất đá gia dụng


Cơ bản của ngành sản xuất , cưa xẻ đá có các loại chi phí và đặc điểm sau:
1. Chi phí vật liệu : giá trị đá theo thể tích : như vậy thề tích là tiêu thức phân bổ chi phí vật liệu.
2. Chi phí gia công, gồm chi phí nhân công và chi ph1i sản xuất chung: căn cứ vào diện tích cửa xẻ của mỗi tấm đá, mảng đá, mỗi thanh đá. Như vậy chi phí này được phân bổ theo chi phí mặt cưa (theo diện tích xung quanh của mỗi thanh đá, mảng đá, tấm đá. 

Tải File giá thành ngành tại đây
Đăng bởi: Đào tạo Kế toán Kimi


Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Nghề này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo…
Kế toán là gì?
Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành các hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện các hoạt động như: trả lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư… Các hoạt động đó gọi là hoạt động kinh tế tài chính.
Người quản lý của đơn vị cần thu nhận thông tin về chúng để giải quyết các câu hỏi: Sản xuất mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn vị còn bao nhiêu?…
Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó thông qua các hoạt động:
Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.
Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.
Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.
Trên cơ sở các báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.
Một nghề “xa mà… gần, gần… mà xa”, có thể nói về nghề này như thế! Gần là bởi mọi tổ chức đơn vị đều có bộ phận kế toán vì người quản lý trực tiếp ở đơn vị cũng như các cơ quan quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước đều phải cần đến các thông tin kế toán.
Các bạn chắc đã nghe nhiều tới những từ liên quan tới nghề này như: kế toán trưởng, chứng từ, sổ sách kế toán. Thế nhưng xa là vì thông tin về hoạt động kinh tế của đơn vị thường không thể nói cho nhiều người biết được thậm chí còn là những “bí mật kinh doanh”.
Những người làm kế toán thường không nói nhiều về công việc cụ thể của mình vì vậy họ thường bị coi là những người khô khan, kiệm lời. Thực tế không phải như vậy, bạn có thể thấy những người làm kế toán vui vẻ, trẻ trung như thế nào ở trang web ketoan.com.vn (một trang có tới gần 30.000 thành viên). Và họ đã tổ chức một hội nghề nghiệp của mình – “Hội kế toán” hay “Câu lạc bộ kế toán trưởng doanh nghiệp”.
Chọn nghề này, bạn sẽ làm việc ở đâu?
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên… Cơ hội việc làm quả là “mênh mông”.
Đó là chưa kể tới các loại hình đơn vị khác:
- Ngoài doanh nghiệp (các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Cty cổ phần, Cty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm…), bạn có thể làm việc ở các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
- Xét theo đối tượng sử dụng thông tin, bạn có thể làm kế toán tài chính với mục đích cung cấp thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư); cho các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông… hoặc làm kế toán quản trị để cung cấp các thông tin cho chính những người quản lý ở đơn vị bạn.
Ngoài ra, một lý do rất chính đáng mà bạn nên chọn nghề này đó là công việc ổn định và có thu nhập tốt.
Để làm nghề kế toán bạn cần những phẩm chất gì?
Trung thực: Kế toán viên phải cung cấp các thông tin trung thực về hoạt động tài chính của đơn vị để đối tượng sử dụng thông tin đề ra quyết định đúng đắn.
Kế toán viên không trực tiếp thực hiện hoạt động đó nhưng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin đúng đắn về nó giống như “Người viết sử không làm ra lịch sử, nhưng quyết không cho lịch sử bước qua đầu”.
Cẩn thận: Nghề này luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, giấy tờ trong đó chứa đựng những con số “biết nói” về tình hình tài chính của đơn vị vì vậy kế toán viên phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để làm sao chúng “nói” đúng nhất với người sử dụng thông tin.
- Ngoài ra nghề này vẫn đòi hỏi có sự năng động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để phân tích đánh giá tham mưu cho người sử dụng thông tin đề ra các quyết định đúng đắn.
Tuy nhiên, nếu bạn ưa bay nhảy, hoạt động giao tiếp rộng với cộng đồng thì cần suy nghĩ trước khi chọn nghề kế toán.
Rất nhiều trường mở rộng cửa với bạn yêu nghề kế toán
Các khối trường kinh tế đều đào tạo nghề này ở những mức độ khác nhau, tuy nhiên những cơ sở đào tạo hàng đầu mà bạn có thể lựa chọn là: Khoa Kế toán của Học viện Tài chính, khoa Kế toán – Kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế quốc dân và một số Trung tâm đào tạo Kế toán có chất lượng tại Hà Nội.
Theo Tienphong

Nếu bạn đang băn khoăn, không biết nên học kế toán ở đâu tốt nhất, xin vui lòng click vào link sau để biết các thông tin về các khóa học kế toán tại Kimi Training

Kê khai bổ sung trên HTKK 3.0 theo thông tư 28


KÊ KHAI BỔ SUNG TRÊN HTKK 3.0 THEO THÔNG TƯ 28

Hồ sơ khai thuế bổ sung quy định trong thông tư 28:
Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế (NNT) phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Mẫu hồ sơ khai bổ sung:
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư 28.
- Tờ khai thuế của kỳ kê khai bổ sung điều chỉnh đã được bổ sung, điều chỉnh (tờ khai này  là căn cứ để lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS).
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh tương ứng với các tài liệu trong hồ sơ thuế của từng phần cụ thể tại Thông tư 28.
Thực hiện kê khai bổ sung trên HTKK 3.0 như thế nào?
Chú ý: NNT phải kê khai lại Tờ khai thuế của kỳ tính thuế đã khai sai  vào HTKK 3.0 (Chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai lần đầu”) nếu kỳ tính thuế đã khai sai rơi vào trước tháng 07/2011.
Tiếp đó, NNT kê khai Tờ khai thuế của kỳ tính thuế đã khai sai vào HTKK 3.0 với số liệu đúng (Chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai bổ sung”)
Nếu chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai bổ sung” thì trên form “Chọn kỳ tính thuế” Người nộp thuế (NNT) phải nhập thêm các thông tin về lần bổ sung và ngày lập tờ khai bổ sung như sau:

Chọn “ Đồng ý”, khi đó trên form nhập dữ liệu sẽ bao gồm 2 sheet “Tờ khai điều chỉnh” và“KHBS” như sau:
Ứng dụng sẽ lấy dữ liệu của Tờ khai gần nhất trong cùng kỳ kê khai làm dữ liệu mặc định trên Tờ khai điều chỉnh (Nếu là Tờ khai bổ sung lần 1 thì lấy dữ liệu của Tờ khai lần đầu, nếu là tờ khai bổ sung lần thứ n thì lấy dữ liệu lần bổ sung thứ n-1). NNT sẽ kê khai điều chỉnh trực tiếp trên Tờ khai điều chỉnh, kê khai như tờ khai thay thế, sau đó ứng dụng sẽ tự động lấy các chỉ tiêu điều chỉnh liên quan đến số thuế phải nộp lên KHBS, NNT không kê khai trên KHBS.
Ấn nút “ Tổng hợp KHBS” các chỉ tiêu được đưa lên KHBS gồm: [22], [25], [31], [33], [42].
Chi tiết các chỉ tiêu trên KHBS:
- Ở cột Số đã kê khai: lấy giá trị của tờ khai trước đó.
- Ở cột Số điều chỉnh: lấy giá trị trên Tờ khai điều chỉnh.
- Cột Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai= Số điều chỉnh- Số đã kê khai.
- Số ngày chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau hạn nộp cuối cùng của tờ khai đến ngày lập KHBS trên ứng dụng HTKK bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.
- Số tiền phạt chậm nộp Số ngày phạt chậm nộp * Số tiền chậm nộp * 0,05%
- Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm: NNT tự nhập các giải trình cho tờ khai bổ sung vào phần này.
Chọn nút “Ghi” để hoàn thành việc kê khai bổ sung.

Nguồn: Đào tạo Kế toán Kimi